Tôi vừa có một tháng rong chơi ở miền Đông nước Mỹ. Thông qua con trai đang làm nghiên cứu sinh tại Đại học Pittsburgh, tôi được tiếp xúc nhiều trí thức trẻ Việt Nam đang theo học chương tŕnh tiến sĩ tại các trường đại học: Texas, Chicago, Pittsburgh, CMU (Carnegie Mellon University), New York, Pennsylvania, Santa Barbara, Cornell…
Phần lớn những trí thức trẻ này được nhận học bổng của quốc hội Mỹ hoặc được các giáo sư nhận trực tiếp; một số được đến Mỹ học từ bậc trung học phổ thông hoặc đại học theo diện du học tự túc nhưng nhờ nỗ lực tự thân đă t́m được học bổng của trường. Kinh phí dành cho những học bổng này khá cao nên các trí thức trẻ Việt Nam chỉ tập trung mỗi việc học, không bận tâm lắm đến việc ăn, ở, đi lại, tiêu vặt...
Một số trí thức trẻ Việt Nam bên tượng đồng Benjamin Franklin trong khuôn viên Đại học Pennsylvania. Ảnh: K.V
Các nghiên cứu sinh Việt Nam đều được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt kết quả tốt nhất. Nhóm nghiên cứu của con trai tôi có 4 người. Nhà trường dành cho một pḥng, trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ. Trước cửa pḥng có tấm biển khắc tên 4 người trong nhóm của con trai tôi rất trang trọng. Pḥng làm việc chỉ có một cửa ra vào, không có cửa sổ. Lư giải điều này, giáo sư bảo trợ cho biết khi bước vào pḥng là chỉ có công việc, không để môi trường bên ngoài làm ảnh hưởng. Máy điều ḥa hoạt động không ngừng nghỉ. Mỗi người có một thẻ quẹt, ra vào pḥng làm việc lúc nào cũng được. Tối, đang nấu ăn hoặc nghe nhạc mà có ư nào chợt đến cần phải bắt tay vào làm việc ngay th́ ra đường đón xe buưt đến trường, vào pḥng làm việc. Không có ai được quyền hỏi giờ này đến làm ǵ, ai cho phép đến… Thư viện nhà trường làm việc 24/24 giờ. Nghiên cứu sinh cần tài liệu th́ gọi điện thoại đến thư viện yêu cầu sẽ được thư viện cung cấp ngay không một lời phàn nàn… Làm việc đến 2-3 giờ sáng, muốn về th́ chỉ cần nhấc điện thoại gọi xuống văn pḥng là có xe đưa đến tận nhà, tài xế luôn niềm nở.
Sao họ tốt thế? Do cơ chế. Cơ chế làm cho con người tốt lên. Trực đêm mà có đưa đón sinh viên, nghiên cứu sinh làm việc th́ được nhà trường trả tiền. Cuối năm, lật sổ lương ra, ai nhận được nhiều tiền làm ngoài giờ và không bị phàn nàn th́ được thưởng, được tăng lương, thăng ngạch… Tại sao nhà trường lại cho phép sinh viên, nghiên cứu sinh vào pḥng thí nghiệm, pḥng làm việc bất cứ giờ nào? Họ nghĩ trong lĩnh vực nghiên cứu, một giây lóe sáng trong đầu nếu có điều kiện thuận lợi th́ có thể làm nên lịch sử. Do đó, môi trường làm việc là rất cần thiết cho những ai muốn làm việc thật sự.
Cháu Ninh Quỳnh Chi (24 tuổi), nghiên cứu sinh chuyên ngành vật liệu y sinh tại CMU, chuẩn bị bảo vệ luận án tiến sĩ. Mới đầu, cháu du học tự túc sau khi tốt nghiệp THPT nhưng từ nỗ lực bản thân, cháu đă t́m được học bổng ở ngôi trường danh tiếng này. Cháu băn khoăn không biết khi về nước th́ cơ quan nào nhận, nếu được nhận th́ thu nhập hằng tháng bao nhiêu. Qua chuyện GS Ngô Bảo Châu, báo chí cho biết lương tột khung của giáo sư 5 triệu đồng/tháng, th́ tiến sĩ sẽ là bao nhiêu? Với lương như vậy th́ chẳng lẽ… bám vào bố mẹ? Môi trường làm việc ra sao để tiếp tục phát huy sở học của ḿnh? Có ô tô mà không có đường để chạy th́ phí quá!
Hàng chục trí thức trẻ Việt Nam mà tôi đă gặp ở miền Đông nước Mỹ đều muốn góp phần đưa nước Việt Nam “sánh vai với các cường quốc năm châu” nhưng mong muốn ít ra cũng có đường cấp phối để ô tô chạy. Con đường cấp phối là mơ ước của lớp trẻ này.
KHÁNH VÂN
Nguoilaodong