Trương Công Khả
Ở Việt Nam chuyện bán hàng rong là chuyện b́nh thường ở khắp mọi miền đất nước bao đời nay. Từ những gánh hàng rong, những chiếc xe đẩy, những bà mẹ già mang trầu cau ra chợ cũ, những đứa trẻ đội những xề bông bí, đọt nhăn lồng ra chợ… Tuy nhiên qua Mỹ mà thấy cảnh người Việt bán hàng rông, xe đẩy quả là hiếm. Vậy mà gần như tại các khu chợ người Việt sinh sống ở California đều có h́nh bóng những người bán hàng rong. Phải chăng đó là thói quen có từ quê hương Việt Nam mang sang Mỹ, vẫn c̣n động lại trong tiềm thức của bao người Việt. Khác hẳn với ở Việt Nam tiếng rao hàng luôn văng vẳng đâu đó nơi đầu đường ngơ hẽm, c̣n ở Mỹ chỉ có thể đến từng chiếc xe hay những khu có đông người Việt qua lại để mời mua hàng. Không có ǵ nhiều, chủ yếu là các loại rau, quả, trái “cây nhà lá vườn” của đồng hương hay của chính người bán hàng mang ra chợ.
Bán rong bằng xe đẩy:
Nhiều lần ngồi đợi xe đ̣ Hoàng ở trước khu chợ ABC, tôi thường bắt gặp h́nh ảnh “quê hương” ngay trên đất Mỹ hiện đại. Một bà chị độ tuổi năm mươi đẩy một chiếc xe kiểu mấy ông hay đi trợ trời trong đó đựng cả chục trái bầu dài tḥn đẩy đến gần những người đứng chờ xe để mời mua hàng, trên tay chị cầm trái bầu trắng tinh cho mọi người xem. Thấy trái bầu dài lạ quá ai nấy súm lại xem, một người trong đám cất tiếng hỏi: “giá bao nhiêu vậy, một trái bầu đó” người bán nói: “rẽ lắm, 6 đô hà”. Không trả giá một bà thím đưa tiền rồi cầm trái bầu mang ra xe. Quan sát trong chiếc xe đẩy tôi c̣n thấy có mướp, chuối siêm và vài bọc táo tàu, ớt…c̣n bên dưới có bán cả giống bầu con. Thấy chị cười tươi lộ chiếc răng mạ bọc vàng làm tôi liên tưởng chắc bà chị này mới từ Việt Nam qua, v́ c̣n nhớ nghề nên làm thử lại nghề cũ bán hàng rong? Khi tṛ chuyện với chị mới biết chị Út đă ở Quận Cam này hơn 20 năm rồi. V́ nhà của chị trồng rất nhiều rau vườn, bầu bí, mướp…ăn không hết. Chị nói: “Lúc đầu cho người quen ăn nhưng cũng c̣n thừa đến nổi để trái già làm giống. Sau đó tôi mang ra chợ bán, cũng làm thử thôi, nhưng thấy bán được, thế là sáng nào tôi cũng cắt một ít rau quế, hún nhũi, xă, ớt, bầu, bí, mướp mang ra trước khu chợ ABC bán và như vậy kể cũng hơn 10 năm”.
Một lần khác cũng tại khu vực chợ ABC tôi vô cùng ngạc nhiên khi nh́n thấy một bà cụ quấn khăn trông rất “nông dân” đẩy chiếc xe (xe chợ) trong đó có rau muống, đọt lang, xă, ớt, bạc hà…một số loại cũng là cây nhà lá vườn. Thấy tôi đưa máy ảnh lên chụp, bà vừa cười vừa vẩy tay che mặt nói: “đừng có chụp mắc cở lắm”, rồi bà đẩy nhanh xe hàng rong đến khu vực mọi người đang chờ xe đ̣ Hoàng. Nhưng có sự quen biết lâu lắm rồi nhiều người đến mua bó rau lang, người mua vài bó xă, bó rau muống. Bà Nguyễn Thị Phương ở Westminter thường hay gởi hàng đi San Jose cho biết: Bà cụ bán ở đây cũng lâu lắm rồi, tôi hay mua rau của bà giúp hội, bà bán loại rau củ nào cũng ngon, nên nhiều người thích mua lắm, giá cũng rẽ như trong chợ Việt có điều mua ở đây không cần vào chợ làm chi”; c̣n Ông Ngô Văn Hổ của ở Santa Ana th́ nói: “Nh́n cảnh bà cụ bán hàng rong thấy nhớ quê nhà quá.” Phải chăng bà cụ cũng có chung tâm sự như vậy mới đi bán hàng rong kiểu Việt Nam ở Mỹ. Tuy vậy đôi lúc chúng tôi thấy chị Út chất hết số hàng của ḿnh qua xe cho bà cụ, chia lại với giá rẽ để bà bán kiếm thêm ít đồng lời.
Bán xề, bán bưng:
Nhiều lần đến chợ Ḥa B́nh ở đường Westminster và Brookhurst, tôi thấy bà cụ nọ mang một xề bánh tét, bánh ít, bánh ú… cạnh chợ để bán. Không thấy bà rao “ai mua bánh tét, bánh ít, bán ú hông” như kiểu ở Việt Nam, mà gặp tôi bà mời “mua bánh đi chú ơi! Bánh ngon lắm”. Thấy tôi mua mấy cái bánh, Chị Thanh Hoa ở thành phố Anaheim một người hay đi chợ ở đây nói: “Tôi không chỉ mua bánh của d́ về ăn thôi, mà c̣n mua luôn cả h́nh ảnh quê hương nữa đó, kư ức tuổi thơ của tôi hồi c̣n ở quê nhà, h́nh ảnh mẹ tôi trước kia là thế. Bà nuôi lớn chúng tôi cũng bằng cái nghề bán dạo bánh ít, bánh tét, bánh lá dừa miệt Hậu Giang. Nay bà đă không c̣n nữa”. Cũng mới mấy tuần trước khi chúng tôi uống nước tại quán Gypsy trên đường Bolsa, một người đàn ông trung niên trên tay bê hai bộc cam Texas chính hiệu mời từng bàn mua cam, ai cũng từ chối tôi thấy vậy hỏi giá bao nhiêu, …có 10 Mỹ kim mà mua được hai bộc cam trái to c̣n ǵ bằng. Trả tiền xong tôi đề nghị anh cho chụp vài bô h́nh anh đồng ư ngay. Không biết mỗi bịch cam như vậy anh lời được bao nhiêu, có điều nh́n thấy trong xe anh c̣n nhiều bịch cam như vậy.
Bán rong bằng xe hơi:
“Canh me” một bà d́ hay lái xe hơi đến khu vực phở 86 trong khu chuyển tiền “Lẹ lẹ” trên đường Brookhurst v́ có mấy lần gặp cảnh bán hàng trong xe hơi của bà cũng rất hay nhưng những lần đó không có mang theo máy ảnh. Độ 10 đến 11 giờ thấy có người trong mấy cửa hiệu trên tay cầm bịch mít vừa đi vừa ăn tôi lấy máy ảnh đi tới xem…một chiếc xe đang mở cốp sau trong đó trưng bày nào mít, thanh long, chôm chôm, táo tàu, chuối… Tôi nói: kiểu bán hàng nầy lạ quá hé. Một phụ nữ trả lời với tôi rằng: “đâu có ǵ lạ, bà thím nầy bán hàng ở đây ai cũng biết hết anh ơi, bả là mối quen bán trái cây cho tụi em ở đây đó. Không chỉ có một người đâu mà có đến mấy người bán, có người bán xôi, gị chả, bánh chuối, bánh bao, bánh bèo…Bây giờ kiểu bán nầy thịnh hành trong cộng đồng người Việt ḿnh ở Mỹ lắm.”
Phải chăng người Việt ḿnh sống tha hương trên xứ Mỹ hơn 38 năm qua vẫn luôn khắc khoải những hoài niệm về cuộc sống kham khổ, nghèo khó ngày nào nơi quê nhà, và muốn t́m về những kỹ niệm qua những các sinh hoạt, mua bán có tính cách dân giả quê mùa nhưng rất t́nh cảm ngay trên xứ Mỹ nầy.
VL