Nước Mỹ là miền đất hứa đối với rất nhiều người dân từ các quốc gia khác trên thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Nhiều người muốn sang Mỹ để có một cuộc sống giàu có và sung túc hơn. Tuy nhiên sự thật th́ không hoàn toàn như vậy, thấm chí nhiều người lao động c̣n sống khổ hơn cả Việt Nam.
“Phi thương bất phú”, đi sau người Hoa, có rất nhiều người Việt sang đây cũng mở siêu thị, nhà hàng nhộn nhịp. Đó không phải là nghề duy nhất ở Mỹ. Miễn kiếm được tiền, người Việt làm ở chợ, bưng bê, trông trẻ lậu...
Nếu California có Little Saigon, Houston có nguyên khu Bellaire sầm uất, Boston có Dorchester nhộn nhịp, th́ vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn có trung tâm thương mại Eden (Falls Church, Virginia) mô phỏng theo chợ Bến Thành với rất nhiều tiệm hớt tóc, tiệm vàng, nhà hàng, đồ lưu niệm hay thức ăn nhanh. Là nơi để gần chục ngàn người Việt vùng thủ đô tụ tập về t́m chút hương vị quê hương của ngày tháng cũ.
Cách nhà tôi không xa là khu chợ Angkor (gọi nôm na là chợ Miên) do người Cambodia mở. Chợ nhỏ xíu, dơ hầy, chật chội, nhưng lúc nào cũng đông nghẹt khách, mà chủ yếu là người Việt tới mua sắm mới ghê. Hơn hai mươi năm nay, bao nhiêu khu chợ chung quanh mở ra, rồi dẹp tiệm, nhưng chợ Miên vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” măi tới tận bây giờ.
Tuần nào, hầu như tôi cũng ghé chợ ít nhất hai lần (ở Mỹ có thói quen cuối tuần đi chợ về bỏ tủ lạnh ăn một lèo cho hết rồi đi mua tiếp). Lúc th́ mua tí rau, tí giá, lúc th́ mua con cá, miếng thịt ba chỉ tươi rói.
Chị bạn tôi th́ giỏi hơn, ghé… mỗi ngày. Cứ hết đồ là xách xe chạy đi mua cho tươi, cho sống. Đi nhiều, nên cũng quen mặt với các d́, các cô trong chợ. Nhiều bữa (chắc do bực chủ), họ than, phải đứng lựa rau, xắt thịt, ướp cá, chiên bánh mỗi ngày suốt 12 tiếng đồng hồ không ngơi tay.
Theo lư giải của họ bởi chợ nhỏ, người chủ ngồi chần dần đó, hễ thấy họ đứng không là liếc, là nh́n. Nên tránh ánh mắt soi moi, họ phải làm hết chuyện này, chuyển qua chuyện khác. Hết lặt rau tới xắt khổ qua, lượm giá, họ lại bó hành, gói ớt, rồi đi ḷng ṿng lau chùi, dọn dẹp.
Làm nhiều vậy mà lương đâu có cao, lại trả nửa tiền mặt, nửa ngân phiếu. Cực thí mồ. Nhưng ai cũng ráng làm. "Làm để gửi ít tiền (lại gửi!) về cho tụi nhỏ. Giấy tờ apply mấy năm rồi, chắc tụi nó cũng sắp sang đây", một người cho biết.
Nghề phục vụ nhà hàng thu hút khá nhiều người trẻ, chủ yếu là sinh viên kiếm thêm hay các du học sinh đi làm chui (sau vụ 11.9, chính phủ cấm sinh viên quốc tế đi làm thêm ở ngoài. Họ cho phép sinh viên quốc tế mang F-1 visa được làm thêm trong trường không quá 20 tiếng trong ḱ học và 40 tiếng khi nghỉ hè hoặc đông).
Nhân viên phục vụ nhà hàng ở Mỹ sống chủ yếu bằng tiền tip. Bởi lương chỉ khoảng $2/giờ. Mặc dù không có luật lệ cố định là bao nhiêu phần trăm cho mỗi bữa ăn, nhưng khi đi các nhà hàng Mỹ, khách thường trả thêm ít nhất là 15% - 20% tổng tiền bữa ăn cho người phục vụ (có nhà hàng quy định, nếu bàn ăn có trên 6 khách, họ sẽ tính thẳng 18% tiền tip vào hóa đơn).
Nhà hàng Việt th́ không có quy định rơ ràng, khách để tiền tip theo… cảm hứng. Nếu phục vụ tận t́nh, chu đáo th́ họ cho nhiều; qua loa th́ cho ít; ghét th́ không cho một xu teng. Nhiều lúc gặp khách trời ơi đất hỡi, ăn cả trăm đô, tip có… hai đồng (2 USD). Đành ngậm đắng nuốt cay, chửi thầm trong bụng. Chứ chẳng dám phàn nàn này nọ.
Có nhà hàng tiền tip của bàn nào, th́ nhân viên đấy lănh (sau khi chia một phần cho nhân viên phụ bếp, rửa chén). Có chỗ cứ cộng hết rồi chia đều. Minh, bạn tôi, lúc mới ra trường, trong khi chờ gọi phỏng vấn ở các công ty tài chính, cũng đi làm phục vụ trong một nhà hàng Việt (nhưng chủ yếu là khách Mỹ).
Minh khoe, có tháng kiếm được gần $4,000, đă lắm. Nhưng bù lại, phải làm ngày làm đêm. Chạy lên chạy xuống, bưng dọn không biết bao bận. Nhiều bữa đi làm về, hai chân tê cứng v́ phải đứng quá nhiều. Nhưng thôi ráng chứ biết sao giờ. Lúc lănh lương, mắt sáng rỡ, quên hết đi mệt nhọc.
hoalyly@vietbf sưu tầm