Sở hữu băi biển rộng lớn với những con sóng dập liên hồi, điều kiện thiên nhiên lư tưởng để có thể lướt ván nên Úc được rất nhiều người Việt yêu thích. Người Việt hiện nay có xu hướng lựa chọn nước này làm điểm đến để học lướt ván.
Với những du khách Việt đă có dịp thử trượt tuyết trên đôi ván gỗ sẽ cảm nhận được sự gian khổ hơn nhiều nếu học môn lướt ván trên biển. Nói cách khác, trượt tuyết dễ hơn lướt sóng v́ tuyết nằm yên, 2 chân ta đứng trên 2 tấm ván giữ thăng bằng tương đối dễ, c̣n sóng biển th́ dập đủ thứ kiểu trong khi toàn thân chỉ đứng trên 1 miếng ván. Cũng nên biết điều này, học lướt ván bắt buộc phải biết bơi.
Hầu như các thành phố du lịch dọc theo bờ biển của nước Úc đều có dịch vụ huấn luyện lướt ván dưới h́nh thức lớp học. Mỗi lớp thông thường có 7 bài học từ “mẫu giáo” đến nâng cao. Mỗi bài học như vậy kéo dài trong 2 tiếng đồng hồ. Học phí cho môn thể thao này không rẻ chút nào nếu so với thu nhập b́nh quân của người Việt khi tính theo đô la Úc (AUD): Bài 1: 70 AUD (người lớn) và 55 AUD (trẻ em); Bài 2: 120 AUD và 100 AUD...; Bài 7: 390 AUD và 350 AUD. Nếu học đủ 7 bài, chi phí quy ra tiền VN là khoảng 25 triệu đồng/người lớn và 22 triệu đồng/trẻ em.
Đến nước Úc, nếu có ư định vui đùa với những con sóng xô bờ bằng ván lướt, sau khi đăng kư với trung tâm dịch vụ, điều trước tiên bạn phải làm là điền vào tờ khai thông tin cá nhân. Nhân viên của trung tâm sẽ hỏi một câu muôn thuở là: Bạn có biết bơi không? Nếu không biết bơi th́ làm ơn đứng sang một bên, họ sẽ từ chối cho bạn tham gia. Nếu chưa chuẩn bị quần áo phù hợp với môn thể thao giải trí này, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ giúp bạn.
Sau khi thay đổi xiêm y, bạn sẽ nhận 1 tấm ván lướt và huấn luyện viên người bản địa bắt đầu giảng “bài học vỡ ḷng” trên băi cát, chủ yếu là tư thế đứng trên ván, mà muốn đứng được th́ phải biết nằm úp trên tấm ván như thế nào để vượt qua các ngọn sóng mà bơi ra xa. Sau khi đă xa bờ ở khoảng cách phù hợp, huấn luyện viên (nam và nữ) sẽ chỉ cho bạn chọn những con sóng “hiền lành” đặng tập động tác nằm trên ván để sóng đẩy vào bờ.
“Bài học cơ bản” này coi vậy mà cũng có khối người bị lật ván, úp cả người xuống nước. Sau khi thuần thục “bài học cơ bản”, bạn sẽ chuyển sang bài học kế tiếp có phần gian khổ hơn nhiều, đó là làm động tác đứng trên ván. Riêng bài này, không có ai thành công ngay lần đứng đầu tiên, bị sóng đánh té nhào xuống biển là lẽ thường t́nh. Không sao, “thất bại là mẹ thành công”, làm lại lần hai, lần ba…
Lướt ván là môn thể thao được ưa chuộng nhất ở xứ sở kangaroo. Tuy nhiên, những vận động viên lướt ván nổi tiếng của nước Úc đều trải qua quá tŕnh khổ luyện, chứ chẳng thể ngày một, ngày hai là có thể ung dung đùa giỡn với những con sóng dữ được. C̣n với du khách, đây là dịp trải nghiệm môn thể thao tạo cảm giác thích thú thế nào khi “chinh phục” những con sóng biển, lướt đi với tốc độ mỗi lúc mỗi nhanh.
Xác định đây là thú chơi có thể nguy hiểm đến tính mạng, những trung tâm dịch vụ đă chuẩn bị khá kỹ công tác cứu hộ nếu chẳng may bạn gặp nạn. Lúc nào huấn luyện viên cũng canh chừng bạn nhằm kịp thời trợ giúp. Mua bảo hiểm nhân mạng cũng là yếu tố bắt buộc mà các trung tâm dịch vụ huấn luyện lướt ván thực hiện ngay khi bạn đăng kư tham gia, bởi lẽ ngoài chuyện rủi ro đuối nước, c̣n có một câu chuyện khác rùng rợn hơn, đó là bị…cá mập tấn công. Hầu như năm nào ở nước Úc cũng có người bị cá mập ngoạm.
Nghe có vẻ sợ hăi, tuy nhiên ở những băi biển có các lớp học lướt ván luôn túc trực nhân viên cảnh giới hiểm họa cá mập nhằm tạo sự an toàn cho học viên lướt ván và cả người tắm biển. Vấn đề c̣n lại tùy thuộc vào sở thích, sự kiên nhẫn và... túi tiền của bạn. Đi du lịch mà học thêm được một môn thể thao kể ra cũng thú vị đấy chứ!