Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở.
Về Việt Nam vào dịp giáp Tết để thăm gia đ́nh và bị bạn bè trách móc v́ không tặng quà, cô nàng Dương Quỳnh Tâm bức xúc lên mạng đáp lời. Những lời lẽ thẳng thắn, có phần "đanh đá" của cô nàng đang định cư tại Singapore đă bóc mẽ thói quen ṿi vĩnh quà cáp từ những người thân là của nhiều người, cũng như nói về nỗi khổ âm thầm của những người Việt đang sống ở xứ người.
Quỳnh Tâm viết: "
Các bạn tưởng cái mác Việt kiều là oai à? Cứ lấy chồng nước ngoài là tiền tiêu như nước à? Cứ như in ra tiền í! Không có cái mùa xuân ấy đâu.
Status có phần "đanh đá" nhưng thấm thía của Quỳnh Tâm đă thu hút đồng cảm của nhiều người.
Cô cho rằng: "Ai cũng phải làm việc và trăm thứ gánh nặng phải lo và một tay vun vén hết đấy ạ, đâu phải cứ dưỡn dẹo váy bướm sang chảnh đi chơi suốt ngày như các bạn nghĩ đâu. Cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, phải mừng tuổi nhiều hơn, quà cáp nhiều hơn, là cái máy ATM ai thích vay là được à? Chán lắm, về làm nông dân cho nó sướng, đỡ ai trách móc, đỡ ai tưởng bở.
P/S: Cả các anh các chị và các bạn nợ nần nữa, không phải thấy em dễ tính mà cứ ăn bánh bơ thế đâu nhé! Cứ ăn Tết cho ngon đi rồi ra Tết lo mà trả người ta đi nhé! Cho vay th́ đứng, đ̣i nợ th́ quỳ, trong khi các anh các chị vẫn có tiền ăn chơi, thậm chí cả cờ bạc nữa! Trả tiền đi, Việt kiều này nghèo lắm, Việt kiều này không có tiền đâu, không in ra tiền được đâu!".
Những chia sẻ chân thành mà thấm thía của Quỳnh Tâm, dù chỉ trên trang cá nhân của cô cũng như kể câu chuyện riêng tư của cô, nhưng đă nhận được đồng cảm của nhiều dân mạng. Nhiều ư kiến tán đồng quan điểm của Tâm, và cho rằng, việc "ép" ai đó phải có quà cáp cho ḿnh, chỉ v́ họ là... Việt kiều là vô lư và ích kỷ.
Quỳnh Tâm kể, cô đă kết hôn với người chồng người Singapore và sinh sống ở đất nước xinh đẹp đó được 6 năm. Kết hôn xong, cô chuyển sang đó sống cùng gia đ́nh chồng, tại một ngôi nhà gần sân bay cho tiện việc đi lại cho cả nhà, v́ công việc của các thành viên trong gia đ́nh Tâm phải di chuyển thường xuyên. Hiện tại, cô hiện tại kinh doanh nhỏ một số mặt hàng đồ xách tay về Việt Nam, kinh tế chủ yếu vẫn là chồng lo.
Tâm chia sẻ: "Ḿnh khá may mắn khi được sống trong gia đ́nh nhà chồng có điều kiện khá tốt nên không phải làm việc ǵ nhiều, kể cả việc nhà. Chồng cũng rất thương yêu chăm sóc ḿnh. Tuy nhiên ḿnh cũng ư thức được tầm quan trọng của độc lập tài chính nên cũng quyết định tự làm việc và kinh doanh nhỏ để chủ động kinh tế riêng. Ḿnh cũng là người chăm chỉ làm việc và rất đam mê công việc".
Cô cũng thẳng thắn cho hay: "Khi ḿnh được (hay đúng ra là bị) gắn cái mác Việt kiều, có một số thay đổi. Trong mắt mọi người, ḿnh được đề cao hơn một chút, h́nh ảnh có vẻ sang chảnh hơn một chút nhưng đi kèm đó là nhiều vấn đề nảy sinh. Đi chợ mà mặc cả là họ bĩu môi: "Khiếp, tiêu tiền đô la mà cũng mặc cả”, dù ḿnh cũng mới chỉ hỏi: "Có giảm được giá nào không cô?".
Đây là câu hỏi rất phổ biến ở nước ngoài, bất kể người giàu hay người nghèo th́ khi mua đồ họ đều hỏi như vậy (nguyên văn tiếng Anh là: Any offer? hoặc Any discount?), c̣n ở ḿnh, nhiều người sĩ diện không dám hỏi câu đó thôi.
Bị gắn mác Việt kiều cũng gây cho ḿnh nhiều thứ không thuận lợi, ví dụ như việc bị tăng giá, “chặt chém” khi biết ḿnh là Việt kiều, hoặc ḿnh muốn cho ai cái ǵ cũng phải đắn đo, không vô tư như trước được, v́ cho họ xong có khi chẳng được lời cảm ơn mà c̣n bị nói xấu. Cũng có người cứ mặc định Việt kiều là phải sang chảnh, giàu có nên khi thấy ḿnh giản dị quá, họ lại bất ngờ.
Tất cả là do họ thôi, tự họ vẽ ra cái chân dung và lầm tưởng về những “Việt kiều”, để rồi khi không được như họ kỳ vọng th́ họ sẽ lại trách móc, nói nọ nói kia, rất mệt mỏi".
Quỳnh Tâm khẳng định: "Ḿnh không quan trọng cái danh xưng Việt kiều và nói thật là rất ghét bị gọi là Việt kiều, nghe nó nửa mùa lắm. Tôi thích sống là chính tôi, giản dị khi tôi muốn, không thích bị áp đặt một chân dung khác lên. Ḿnh chưa khi nào tự nghĩ ḿnh là Việt kiều, vẫn măi chỉ muốn ḿnh là một người con đất Việt, giản dị và chăm chỉ, thế thôi!".
Đáp lời những người cho rằng, cô có vẻ "chi li" khi nói đến chuyện quà cáp cho người ở nhà, Quỳnh Tâm cho rằng: "Thật ra là ḿnh ít khi muốn nói đến vấn đề này v́ nó khá nhạy cảm nhưng có lẽ ḿnh càng im lặng họ càng không hiểu, đến mức bức xúc quá th́ có lên tiếng chút thôi.
Về vấn đề bị moi quà, ḿnh không phải cá nhân duy nhất mà rất nhiều kiều bào đă cùng chung cảnh ngộ. Việc những kiều bào xa xứ khi về thăm quê hương th́ mang quà bánh cho người thân là điều hết sức b́nh thường và đáng quư trọng. Họ hàng ḿnh, rất may mắn là không ai trách móc hay gợi ư quà cáp và ḿnh cũng luôn sẵn ḷng mua cho họ những món quà nhỏ.
Nhưng ḿnh cũng hiểu sự nhạy cảm của việc tặng quà khi mà họ hàng người thân khá đông, khó tránh khỏi việc bị trách móc. Ví dụ quần áo, bánh kẹo, mỹ phẩm… th́ không nói làm ǵ, nhưng nhiều người ṿi vĩnh cả điện thoại đắt tiền, ṿi cả hàng hiệu. Nếu đủ thân quen và đủ t́nh cảm, việc tặng quà cho họ cũng b́nh thường, nhưng buồn cười ở chỗ là có những người không đủ thân thiết hoặc có khi cả nhiều năm không gặp, không thèm hỏi han nhau câu nào, khi biết ḿnh lấy chồng ngoại quốc th́ bỗng dưng xuất hiện để ṿi quà một cách hết sức vô lư.
Những trường hợp như vậy, ḿnh thường thẳng thắn từ chối luôn. Hoặc có những trường hợp bạn bè ḿnh cũng than thở khi về thăm quê là mang đồ cho ḿnh th́ ít mà phải tải quà cáp cho họ hàng th́ quá nhiều, vậy mà c̣n bị nói xấu, thật chẳng biết sao cho vừa ḷng".
Thẳng thắn nói về việc bản thân từng bị... quỵt nợ, cô nàng Việt kiều xinh đẹp chia sẻ: "Một số người bạn nghĩ ḿnh là Việt kiều, chắc có tiền nên khi khó khăn cũng có hỏi mượn. Ḿnh không giàu có ǵ và cũng không quan trọng cái danh xưng Việt kiều, nhưng thấy họ khó khăn mà ḿnh đủ khả năng giúp đỡ th́ giúp.
Vậy mà, năm tháng qua đi, họ không chịu trả tiền cho ḿnh, c̣n nói là Việt kiều thiếu ǵ tiền nên chưa cần trả ngay, thậm chí có trường hợp họ chây ́ luôn không thèm trả, trong khi ḿnh thấy họ vẫn có tiền ăn chơi và đi du lịch. Họ không hiểu rằng cái đồng tiền ḿnh giúp họ cũng là đồng tiền ḿnh khó nhọc làm ra và tích cóp chứ tiền không từ trên trời rơi xuống được".
Cô cũng tiết lộ, cô biết nhiều Việt kiều phải chịu áp lực rất nặng từ cái "mác" hải ngoại và từ phía người thân, gia đ́nh ở Việt Nam. "Ḿnh may mắn khi làm công việc của chính ḿnh tạo ra nên không nặng nhọc lắm, nhưng ḿnh biết, nhiều Việt kiều nghe oai lắm nhưng họ phải lao động chân tay rất vất vả ở xứ người, đồng tiền làm ra phải chi trả đủ thứ, cuộc sống có khi c̣n khó khăn khổ cực hơn khi ở Việt Nam; vậy mà khi về Việt Nam, nhiều khi v́ sĩ diện cái mác Việt kiều, họ mua cả đống rượu ngoại, quà bánh cho họ hàng.
Để rồi khi trở về xứ người, họ lại phải oằn lưng làm việc trả nợ. Điều đó thật chẳng đáng chút nào!".
Chia sẻ về cuộc sống riêng tư tại Singapore, Quỳnh Tâm cho hay, cô hoà nhập khá nhanh với môi trường bản xứ và người dân bản địa, một phần v́ cô cũng tiếp thu văn hóa mới khá nhanh, phần khác là nhờ sự giúp đỡ tận t́nh của gia đ́nh chồng trong thời gian đầu mới sang. Tâm cho biết, Singapore là một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo nên cũng có khá nhiều khác biệt.
Tuy vậy, ở Singapore chủ yếu là người gốc Hoa nên văn hoá cũng rất gần gũi với Việt Nam, ví dụ các ngày lễ Tết như: Tết nguyên đán, Tết trung thu, Tết Hàn thực... đều tổ chức giống như ở Việt Nam.
Dù khá may mắn được ông xă tạo điều kiện cho vợ thường xuyên về Việt Nam thăm gia đ́nh gần như hàng tháng, Tâm không bị nhớ nhà quá như một số kiều bào nhiều năm mới được trở về thăm quê, nhưng Tết đến, niềm vui của cô cũng không tṛn vẹn. Năm nào Quỳnh Tâm cũng phải đón giao thừa và ăn Tết với gia đ́nh chồng tại Singapore sau đó mới về Việt Nam, "cũng khá buồn v́ không được hưởng cảm giác đi chợ Tết, chuẩn bị giao thừa như khi ở nhà, nhưng cũng phải chịu thôi. Lúc đó cảm giác nhớ bố mẹ và nhớ quê hương da diết, chỉ muốn về ngay quây quần với gia đ́nh ngay thôi" - cô tâm t́nh.
VietBF@sưu tập