Hàng trăm cành cây được cắm sào xung quanh giữ lại ở giữa lòng sông, sau hơn một tháng chờ đợi, mẻ lưới sẽ được kéo lên kèm theo bao nhiêu loại tôm, cá to nhỏ. Đây là cách đánh bắt truyền thống của người dân Cần Thơ trên dòng sông Hậu.
Sau hơn 1 tháng chờ cá, tôm đến cư trú trong "vòng vây", ngư dân bắt đầu giăng lưới bắt.
Để thực hiện buổi đánh bắt này, cả đại gia đình đều phải tham gia.
Thanh niên sẽ lặn xuống sông vớt cành cây lên, phụ nữ sẽ đứng trên bờ kéo lưới.
Công việc được triển khai nhanh nhẹn, nhịp nhàng.
Thông thường có hàng trăm cành cây được thả xuống sông để cá, tôm rúc vào cư trú.
Rất khó nhọc để người thanh niên này mò từng cành cây dưới sông vớt lên.
Cành cây sẽ được quăng sang bên cạnh làm "ổ" mới cho đợt đánh bắt sau.
Một chú tôm càng được bắt lên đầu tiên hứa hẹn một mùa bội thu.
Phải mất gần 3 giờ đồng hồ vớt cành cây, nhổ sào... chiếc lưới mới được thu hẹp lại.
Có đến hàng chục loài tôm cá với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau được bắt lên sau một lần kéo lưới.
Hầu hết mỗi lần kéo lưới là một lần bội thu với ngư dân nơi đây. Số tiền bán tôm cá có thể lên tới gần 2 triệu đồng. Số cá nhỏ còn lại sẽ trở thành bữa tiệc tối cho đại gia đình.
Rất nhiều loài cá lau kiếng bị ngư dân "chê" ăn không ngon được "phóng sinh" trở lại.
Loại tôm được bán với giá từ 100.000 - 300.000 đồng/kg tùy loại.
Một du khách sau khi chứng kiến cảnh đánh bắt trên sông gần 3 giờ đồng hồ đã được ngư dân tặng cho con cá Nóc Mít. Loài này rất ấn tượng với chiếc bụng có thể tự phồng to như quả bóng để tự vệ rồi lại xẹp xuống bình thường chỉ trong vài phút.
Theo Bưu Điện Việt Nam