Một cuốn sách mới xuất bản cho biết Quân đội Giải phóng Nhân dân dự định tấn công vào năm 2012
Cuốn sách mới ra của một học giả lục địa lưu vong gây sốc với Đài Loan với tiết lộ về một tài liệu bí mật năm 2008 dự định chiếm đóng ḥn đảo ly khai vào năm 2012. Cuốn sách cũng tường thuật về vai tṛ bí mật trước đây của Bắc Kinh trong việc lật đổ cựu Tổng thống bê bối Trần Thuỷ Biển.
“Sau khi ứng cử viên Quốc Dân Đảng thất bại trong cuộc bầu cử 2012 và trước khi tân tổng thống nhậm chức, chúng ta sẽ khởi sự tấn công,” căn cứ theo tài liệu “Chiến lược Chính trị để Giải quyết Vấn đề Đài Loan,” được đưa ra trong một cuộc họp mở rộng vào năm 2008 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản tại Bắc Kinh. Tài liệu đưa ra thời hạn thống nhất vào năm 2012, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Chi tiết của cuộc họp được vạch rơ trong cuốn sách “Thảm hoạ Đài Loan 2012″ bởi Viên Hồng Băng, hiện đang sống lưu vong tại Úc, nơi ông xin tị nạn chính trị vào năm 2004.
Có ba kịch bản để chiếm đóng vào năm 2012. Một là trong giai đoạn chuyển tiếp chức vụ tổng thống giữa Quốc Dân Đảng và Dân Tiến Đảng. Kịch bản thứ hai là việc tân tổng thống Quốc Dân Đảng tuyên bố phế bỏ quốc gia , quốc kỳ và hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc và công nhận Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc là chính phủ trung ương. Kịch bản thứ ba là tân tổng thống Quốc Dân Đảng bắt đầu hội thảo quá tŕnh thống nhất với Bắc Kinh và Đảng Dân Tiến tổ chức biểu t́nh phản đối rộng răi.
“Điều này đưa ra khả năng chia rẽ trong nước và quân đội chúng ta sẽ đánh chiếm Đài Loan, dập tắt loạn quân dưới “Luật Chống Ly khai”, tài liệu cho biết.
Ông Viên nói rằng động lực của thời hạn là di chúc của cựu lănh tụ vĩ đại Đặng Tiểu B́nh, người từng nói rằng giải quyết vấn đề Đài Loan và thống nhất đất nước là “một vấn đề sống c̣n của Đảng Cộng sản và chế độ Xă hội chủ nghĩa của Trung Quốc.”
“Chúng ta phải tạo điều kiện và giải quyết vấn đề này sớm,” tài liệu viết. “Càng để lâu th́ càng thêm khó khăn. Vấn đề Đài Loan phải được giải quyết trong thời hạn hai nhiệm kỳ của Đồng chí Hồ Cẩm Đào và không thể đi quá năm 2012.”
Đặng từng nói rằng tính khẩn cấp đến từ thực tế của hệ thống dân chủ chính trị ở Đài Loan có thể lan toả đến lục địa. “Trong những năm qua, trong và ngoài đảng, giới tư sản cấp tiến đă lan tràn nhanh chóng và nói rằng chúng ta nên làm theo cái gọi là kinh nghiệm Đài Loan. Mọi người nói rằng chúng ta cần đi theo tấm gương của Tưởng Kinh Quốc và băi bỏ việc cấm đoán các đảng chính trị. Nên xem tư tưởng chính trị loại này là một cảnh báo nghiêm trọng.”
Nói cách khác, đối với Đặng, vấn đề này không v́ sự ly khai khỏi Trung Quốc mà là “sự truyền nhiễm” của hệ thống chính trị Đài Loan: khi nhiều người lục địa đến thăm Đài Loan và chứng kiến một xă hội tự do dân chủ trong đó người dân có quyền lựa chọn người lănh đạo của ḿnh và tuyên bố những ǵ ḿnh muốn, họ sẽ đặt vấn đề với chế độ họ đang có tại quê nhà và hỏi rằng tại sao cũng là người Trung Quốc, họ lại không có được những quyền tương tự.
“Trong khi chúng ta cật lực trong quá tŕnh thống nhất, sử dụng những biện pháp hoà b́nh để giải quyết vấn đề Đài Loan, toàn đảng toàn quân phải không ngừng chuẩn bị cho cuộc chiến đấu vũ trang,” bản tài liệu kết luận. “Để giải quyết vấn đề Đài Loan trong năm 2012 và đạt được thống nhất theo di chúc của Đồng chí Đặng Tiểu B́nh và nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trên tinh thần của tất cả các nhà cách mạng vô sản thế hệ trước. Chúng ta phải thành không, chúng ta không được thất bại.”
Theo ông Viên, cuộc họp trên được tổ chức vào tháng Sáu 2008 tại một trung tâm chỉ huy của Quân đội Giải phóng Nhân dân đào sâu trong một ngọn núi nằm trong vùng đồi phía tây Bắc Kinh, với sự tham dự của các thành viên Bộ Chính trị và ban bí thư Ban Chấp hành Trung ương, lănh đạo của các quân khu chính và các quan chức của các Bộ Thống chiến, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và Bộ An ninh Quốc gia, tổng cộng là 200 người.
Cuộc họp đă được tiến hành một tháng sau khi Mă Anh Cửu nhậm chức tại Đài Loan, một sự kiện đă khiến Bắc Kinh vô cùng nhẹ nhơm.
Trong phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đă cao ngợi công tác của các Bộ Ngoại giao và An ninh Quốc gia trong việc t́m ra bằng chứng để hạ bệ người tiền nhiệm của Mă là Trần Thuỷ Biển và kéo theo cả gia đ́nh ông ta. “Một số doanh nhân yêu nước Đài Loan đă cho chúng ta biết những sự tống tiền của gia đ́nh Trần đối với họ.”
Ông đă tuyên dương Bộ Ngoại giao về việc thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ giúp họ có được bằng chứng từ các ngân hàng Thụy Sĩ và chính phủ Singapore mà sau đó họ đă giao cho bộ tư pháp Đài Loan.
Cuộc họp đă thông qua ba văn bản, một văn bản về chiến lược chung trong quá tŕnh thống nhất, một bản về những vấn đề chính trị và pháp lư, và một bản về chiến lược quân sự, trong đó bao gồm ba kịch bản tấn công ở trên.
Văn bản thứ nhất nói rằng giới lănh đạo đảng đă quyết định chọn năm 2012 sau khi đă cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố chính trị, kinh tế và xă hội và rằng cần phải thúc đẩy các điều kiện nếu chúng chưa được chín muồi.
“Trong năm năm tới, trong các lĩnh vực kinh tế, xă hội và chính trị, có thể xảy ra những yếu tố bất ổn dẫn đến bất an xă hội ở diện rộng. Trong trường hợp này, việc ưu tiên thống nhất Đài Loan sẽ giúp kết chặt đảng và quân đội, kích động ḷng yêu nước sôi sục đối trong toàn dân và ngăn chặn vô số khủng hoảng xảy ra. Đạt được thống nhất vào năm 2012 cũng là nhiệm vụ mà Đồng chí Đặng Tiểu B́nh đă giao phó cho Đồng chí Hồ và thế hệ lănh đạo hiện nay.”
“Việc thống nhất cùng sẽ đập tan những lực lượng thù địch trong và ngoài nước đang t́m cách dùng cái gọi là ‘kinh nghiệm dân chủ’ của Đài Loan và lật đổ chế độ xă hội chủ nghĩa Trung Quốc,” văn bản cho biết.
Văn bản này cho thấy sự quan tâm của Đặng và giới lănh đạo không phải v́ t́nh trạng ly khai hiện nay của Trung Hoa Dân Quốc mà chủ yếu là mối đe doạ về lựa chọn tự do dân chủ của nó.
Với việc khởi đầu các chuyến bay thẳng và lượng khách du lịch khổng lồ trong năm 2008, hàng chục ngh́n du khách Trung Quố đă đến thăm Đài Loan lần đầu tiên. Năm nay con số du khách Trung Quốc với hơn 1,2 triệu người sẽ qua mặt Nhật Bản như là nguồn khách du lịch lớn nhất tại Đài Loan.
Những du khách này được xem truyền h́nh, đọc báo chí Đài Loan và thấy được một xă hội đă chuyển hoá một cách hoà b́nh từ chế độ quân phiệt độc tài sang một chế độ dân chủ đa đảng phong phú. Một số tự hỏi tại sao họ không được hưởng những quyền lợi và tự do như những đồng bào Đài Loan của ḿnh.
Đây chính là thách thức mà giới lănh đạo Bắc Kinh muốn ngăn chặn. Sự giận dữ của họ đối với Lư Đăng Huy, vị tổng thống Đài Loan đă đưa ra thể chế dân chủ, cũng là sự giận dữ đối với hệ thống này v́ thực tế rằng kế sách của ông cũng bao gồm việc giữ độc lập cho Đài Loan.
Văn bản quân sự được thông qua tại hội nghị kêu gọi việc sử dụng tất cả kho vũ khí của Quân đội Giải phóng Nhân dân ngoại trừ vũ khí hạt nhân và một chiến dịch tấn công nhanh sẽ hoàn thành trong ṿng bảy ngày. Trong kịch bản tốt nhất, chính quyền Quốc Dân Đảng mới trong năm 2012 sẽ không phản đối cuộc tấn công này.
“Các chuyên gia tin rằng , theo sau chiến thắng của Quốc Dân Đảng vào năm 2012, Đảng Dân Tiến sẽ huy động những cuộc biểu t́nh đại trà và gây bất an xă hội – điều này sẽ tạo ra đủ lư do để chiếm đóng ḥn đảo,” văn bản cho biết.
Cuộc tấn công sẽ bao gồm việc phá huỷ các căn cứ và lực lượng quân sự của Đài Loan, tiếp theo là việc đổ bộ của các đơn vị nhảy dù và chiến hạm hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân.
Bản tài liệu nói rằng quá tŕnh thống nhất một cách hoà b́nh sẽ tránh được những thiệt hại v́ trả đũa tại các thành phố duyên hải Trung Quốc và những tổn thất khác về kinh tế xă hội và sự can thiệp của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nhưng nó lại có một trở ngại rất lớn v́ trong quá tŕnh này, Bắc Kinh đă cho phép Đài Loan giữ nguyên quân đội của ḿnh. “Trong trường hợp này, vị thế của Đài Loan trong chiến lược quân sự quốc tế của Trung Quốc sẽ bị giới hạn rất nhiều và giảm mất nhiều giá trị của việc giải quyết vấn đề trong môi trường chính trị quốc tế. Hơn nữa, việc chúng ta không đóng quân ở Đài Loan sẽ giới hạn khả năng kiểm soát xă hội và chính trị ở đây.”
Nguồn tin của ông Viên cho thấy Quân đội Giải phóng Nhân dân đang nóng ḷng muốn đóng một vai tṛ tiên phong trong quá tŕnh thống nhất và các nhà lănh đạo chính trị xem việc tăng cường áp lực quân sự lên Đài Loan là sự cần thiết để thuyết phục giới lănh đạo, đặc biệt là những người Quốc Dân Đảng, bước vào đàm phán.
Ông Viên sinh năm 1952 trong một gia đ́nh người Mông Cổ trên vùng thảo nguyên Nội Mông. Trong thời kỳ Cách mạng Văn hoá ông đă từng chứng kiến những cuộc thanh trừng tàn bạo đối với người dân Mông Cổ bị cáo buộc t́m cách giành quyền độc lập khỏi Trung Quốc. Ông nghiên cứu ngành luật tại Đại học Bắc Kinh, tốt nghiệp nghiên cứu sinh năm 1986 và trở thành một giáo viên.
Ông đứng đầu một bộ phân chuyên về luật tranh tụng; năm 1989 ông đă thành lập một nhóm các giáo viên đại học để ủng hộ các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn. Tháng Mười năm ấy, ông bị bắt giữ trong thời gian ngắn sau khi xuất bản một bài thơ không vừa ḷng nhà cầm quyền.
Vào tháng Ba năm 1994 ông bị bắt giữ v́ đă thành lập Liên hiệp Bảo vệ Quyền lợi Công nhân Trung Quốc; các nhân viên Bộ An ninh Quốc gia đă tịch thu một tài liệu lịch sử của ông viết về sự đàn áp người dân Mông Cổ. Sau sáu tháng giam cầm, ông bị đày đi Quế Châu ở miền tây nam, một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc, và bị nhân viên Bộ An ninh Quốc gia theo dơi. Trong năm 1994 và 1995, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă đề cập đến tên ông trong bản báo cáo nhân quyền thường niên tại Trung Quốc.
Năm 2003, ông thành lập một phân khoa dạy luật tại Đại học Normal ở Quế Châu và trở thành hiệu trưởng. Ông đă giữ chức thẩm phán và tham gia các hiệp hội trí thức và tiếp tục xuất bản các bài viết.
Vào tháng Bảy 2004, trong vai tṛ người dẫn đầu một phái đoàn chính phủ, ông đă xin tị nạn chính trị tại Úc, nơi ông hiện đang sinh sống.
Ông từng rất gần quyền lực trong những năm 1980s, khi ông có những quan hệ rộng răi với giới chính trị và học thuật tại Bắc Kinh.
Nhà phân tích đáng sợ
Ông Viên là một nhà phân tích đáng sợ, đa phần là đối với người Đài Loan, v́ ông dự đoán về khả năng tấn công bằng quân sự vào đất nước họ trong thời hạn hai năm. Điều đáng sợ nhất là trong thảo luận của đảng, không thấy nhắc đến nguyện vọng hoặc quyền lợi của người dân Đài Loan trong việc quyết định tương lai ḿnh.
Khi cuốn sách được xuất bản ở Đài Loan đầu năm nay, ảnh hưởng của nó không lớn. Nhiều người nghi ngờ những phán đoán của nó, đặc biệt là với thời hạn quá ngắn; họ cũng không quen thuộc với tác giả. Những cuốn sách khác đă đưa ra thời hạn 2020 và 2030.
“Bắc Kinh không vội vă,” Li Hongbin, một tư vấn pháp lư tại Hồng Kông nói. “T́nh h́nh ngày càng tồi tệ đối với Đài Loan. Nền kinh tế của nó ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc và Trung Quốc đang trở thành hùng mạnh hơn về quân sự và ngoại giao.”
“Chiến lược của họ là trói chặt Đài Loan vào Trung Hoa Đại lục và kiểm soát những huyết mạch kinh tế của nó, như họ từng làm với Hồng Kông. Các nhân hàng và hăng bảo hiểm Trung Quốc sẽ mở chi nhánh tại Đài Loan và các công ty Trung Quốc sẽ mua lại cái công ty Đài Loan. Họ sẽ hợp tác với giới lănh đạo kinh doanh có những đầu tư quan trọng tại lục địa.
“Nếu tổng thống Đài Loan đàm phát càng sớm th́ càng được những điều kiện tốt hơn. Nếu Lư Đăng Huy đă từng đàm phán th́ ông đă giữ được quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Nếu Mă từng đàm phán th́ ông đă có 30% cơ hội. Trong tương lai, sẽ không c̣n cơ hội nào nữa. Quân đội sẽ bị giải tán và Quân đội Giải phóng Nhân dân sẽ đồn trú tại ḥn đảo,” ông nói.
Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mă vào tháng Ba 2008, cả hai phía đă tiến đến gần nhau hơn bất cứ thời điểm nào kể từ sau cuộc nội chiến kết thúc.
Tháng Sáu năm ngoái, hai bên đă kư Hiệp định Khung Hợp tác Kinh tế, hiệp ước quan trọng nhất giữa Trung Quốc và Đài Loan kể từ năm 1949. Nó cho phép việc miễn thuế trên 539 mặ thàng từ Đài Loan và 267 mặt hàng từ Trung Quốc, và cho phép Trung Quốc mở thị trường trong 11 lĩnh vực dịch vụ và Đài Loan được mở rộng trong 7 lĩnh vực. Thương mại song phương giữa hai bên vào khoảng 120 tỉ mỗi năm; Trung Quốc chiếm 14,2% GDP của Đài Loan, một phụ thuộc cao nhất so với bất cứ quốc gia nào.
Trong hai năm đầu sau khi Đài Loan mở cửa biên giới cho du khách lục địa vào tháng Bảy 2008, đă có 2,4 triệu người Trung Quốc đến thăm, chi tiêu 110 tỉ Nhân dân tệ. Năm nay, Trung Quốc sẽ qua mặt Nhật Bản đẻ trở thành nguồn khách du lịch lớn nhất ở Đài Loan với 1,2 triệu du khách so với Nhật là 1,1 triệu.
Quan hệ giữa người và người, từ giới lănh đạo chính trị cho đến thường dân, đă trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Tất cả những bước đi này đều đi theo đúng với kế hoạch của Chủ tịch Hồ vạch ra tại hội nghị thống nhất hoà b́nh vào tháng Sáu 2008.
“Nhưng Đài Loan th́ khác Hồng Kông,” Ye Chun-lian, một giáo viên người Đài Loan nói. “Đại Loan là một quốc gia do người dân làm chủ và có quân đội riêng, chính phủ riêng, hiến pháp riêng và quốc kỳ riêng. Bất kỳ một thoả thuận nào đạt được giữa Bắc Kinh, Washingto và Tokyo cũng như giữa Bắc Kinh và Quốc Dân Đảng cũng phải được người dân Đài Loan thông qua. Họ không từ bỏ chủ quyền của ḿnh một cách dễ dàng.”