Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 03-20-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Gia đ́nh Kadhafi cai trị Libya

ĐIỂM BÁO THẾ GIỚI:

Gia đ́nh Kadhafi cai trị Libya

Thông tin về chế độ gia đ́nh trị của Kadhafi, tuần san L’Express cho biết, 7 người con trai của ông Kadhafi đều giữ vị trí trọng yếu trong kinh tế và trong bộ máy an ninh. Trong đó, có hai người ít được biết đến, nhưng lại được giao trọng trách quan trọng trong lực lượng bảo vệ chế độ.

Phương Tây đă chính thức can thiệp quân sự vào Libya với lí do là bảo vệ thường dân và không ngừng gây sức ép buộc đại tá Kadhafi từ bỏ quyền lực. Thông tin về chế độ gia đ́nh trị của Kadhafi, tuần san L’Express cho biết, 7 người con trai của ông Kadhafi đều giữ vị trí trọng yếu trong kinh tế và trong bộ máy an ninh. Trong đó, có hai người ít được biết đến, nhưng lại được giao trọng trách quan trọng trong lực lượng bảo vệ chế độ.

Hai người mà L’Express đề cập đến đó là Muatassim và Khamis, hai nhân vật hầu như không có tiếng tăm ǵ ở phương Tây. Họ không được như người anh thứ là Seif al-Islam, người thường xuyên xuất hiện trên truyền h́nh và được xem là « thái tử » của chế độ Kadhafi. Thế nhưng, hai người này lại nắm giữ vị trí quyết định cho sự sống c̣n của chế độ.

Muatassim năm nay 35 tuổi. Kể từ năm 2007, người này được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng an ninh quốc gia Libya. Ở tuổi 29, nhưng Khamis đă là chỉ huy trưởng lữ đoàn 32. Theo các chuyên gia quân sự, đây là lữ đoàn hiện đại nhất, tinh nhuệ nhất và trung thành nhất của chế độ. Nếu có điều bất trắc xảy ra, lữ đoàn này sẽ chiến đấu bảo vệ Tripoli và Syrtre, hai pháo đài của chế độ Kadhafi.

Ḷng tham không đáy

Muatassim và Khamis đều nằm trong số 6 quan chức Libya bị nhắm đến bởi các lệnh trừng phạt của chính quyền Obama và của Liên Hiệp Quốc. Họ cũng nằm trong danh sách đen của Ṭa án h́nh sự quốc tế.

Theo tiết lộ của Wikileaks, Muatassim đă từng yêu cầu một tập đoàn dầu khí quốc gia hỗ trợ 1 tỷ euro để thành lập một lực lượng cận vệ riêng. Tháng 4 năm 2009, Muatassim được ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, tiếp đón tại Washington. Anh ta c̣n được tháp tùng cha ḿnh đi công du khắp nơi, từ Matxcơva, Roma đến New York, thậm chí c̣n tham dự một cuộc họp ở đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Nhờ sự sủng ái này, Muatassim được xem là đối thủ số một của Seif al-Islam trong việc kế vị « ngai vàng ».

Trong cuộc chiến giành ngôi báu thầm lặng này, Muatassim vừa có mặt mạnh vừa có điểm yếu. Lợi thế là anh ta được sự ưu ái của các tù trưởng bảo thủ, những người không thích ư định cải cách của Seif al-Islam. Mặt yếu là Muatassim có cuộc sống vô độ và hoang phí.

L’Express nhận xét, có một đặc tính mà anh em nhà Kadhafi đều có, đó là ḷng tham không đáy. Họ tranh nhau kiếm tiền, từ lĩnh vực dầu khí đến ngành điện thoại. Xung đột giữa anh em nhà Kadhafi v́ thế cũng thường xảy ra.

Cuba nối mạng với thế giới

Từ đầu tháng giêng, một hệ thống cáp quang dài 1 600 km đă bắt đầu được lấp đặt dưới ḷng biển Caribê đi từ Vénézuéla đến Cuba với tổng chi phí lên đến hơn 63 triệu đô la. Courrier International phân tích sự kiện này qua bài viết « Cuba nối mạng với thế giới ».

Từ trước đến nay, Cuba sử dụng internet qua vệ tinh vốn chậm và đắt đỏ. Hệ hống cáp quang th́ rẻ hơn nhiều, và đường truyền cũng nhanh hơn đến 3 000 lần.

Dự án này được Cuba, Vénézuéla và Jamaica đầu tư trong khuôn khổ hệ thống viễn thông quốc tế Alba I, một trong những chương tŕnh hợp tác của các nước trong khu vực.

Theo dự kiến, dự án này sẽ được hoàn thành vào giữa năm 2011. Khi đó, Cuba sẽ có một hệ thống viễn thông ngang bằng với các nước khác. Như thế Cuba đă có bước tiến đáng kể trong lĩnh vực công nghệ.

Tuy nhiên, bên cạnh cái được, La Havana phải đối mặt với nhiều vấn đề gai góc. Nước này bị xếp vào những nước có số lượng máy tính cá nhân thấp nhất thế giới. Cách đây ba năm, việc mua máy vi tính và những sản phẩm công nghệ bán lẻ bị cấm đối với người dân mặc dù máy tính đă được phép nhập khẩu với mức hạn chế. Thêm vào đó, giá cả máy vi tính vượt tầm tay đa phần người dân Cuba. Mỗi chiếc máy tính có giá gần 500 đô la, trong khi đó lương b́nh quân của công chức chỉ có gần 30 đô la/tháng.

Một khó khăn nữa đến từ lệnh cấm vận của Mỹ, theo đó Cuba bị cấm sử dụng đường cáp quang trên biển. Courrier International cho biết, đường cáp quang nối thành phố Miami (Hoa Kỳ) với thành phố Cancun (Mêhicô) chỉ cách bờ biển Cuba có 30 km.

Việc đăng kư sử dụng Internet cũng rất phiền hà. Thông thường, chỉ có thể thông qua tài khoản hoặc máy chủ được gắn với một cơ quan nhà nước hoặc một đơn vị được nhà nước ủy quyền, người dân mới có thể tiếp cận với các loại h́nh truyền thông số, từ thư điện tử, loại h́nh hạn chế sử dụng đối với người dân, nhưng mở cho một vài người nước ngoài, đến trang mạng quốc tế, trang mạng này chỉ cho phép với một số ít người v́ lí do tác nghiệp.

Courrier International nhận định, việc lấp đặt cáp quang sẽ làm thay đổi cơ bản t́nh h́nh hiện tại ở Cuba, bằng việc mở rộng lối tiếp cận mạng cho những người quan tâm và có điều kiện kinh tế. Mối quan hệ giữa người Cuba và hệ thống truyền thông số sẽ tùy thuộc vào việc chính phủ có dám chấp nhận thực tế hay không, và vào phương thức mà chính phủ đề cập đến những thách thức của việc người dân trong một đất nước như Cuba được tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin truyền thông.

Hiện tại, Cuba đang trong thời kỳ cải cách kinh tế. Việc người dân được tiếp cận với thế giới truyền thông số là một bệ phóng cho hiện tại và tương lai của nền kinh tế và xă hội. Tờ báo kết luận: Cùng với việc hưởng lợi ích từ đường cáp quang trong tương lai, chính phủ Cuba c̣n phải đối mặt với những vấn đề phát sinh mới.

Malaysia : thiếu khoan dung dẫn đến hậu quả khôn lường

Liên quan đến t́nh h́nh chính trị Malaysia , Courrier International quan tâm đến mối bất ḥa giữa các tộc người ở nước này qua bài viết “Sự thiếu khoan dung gây hậu quả khôn lường”.

Các hướng dẫn viên du lịch Malaysia thường tự hào nói với du khách ngoại quốc về sự ḥa b́nh và ḥa hợp của các tộc dân ở đất nước đa sắc tộc này. Thủ tướng nước này ông Najib Tun Razak cũng chọn chủ đề trọng tâm trong chính sách điều hành của ḿnh là “One Malaysia”. Ông này hănh diện tuyên bố: Malaysia là một điển h́nh độc đáo về hiện tượng đa sắc tộc. Ông nói : “Mục tiêu một nước Malaysia thống nhất là làm sao bảo tồn và củng cố sự thống nhất trong đa dạng, điều đó đă làm nên sức mạnh của chúng ta, và là hy vọng lớn nhất của chúng ta đối với tương lai đất nước”.

Ông Nazak lên nắm quyền vào năm 2009. Thế nhưng, hiện tại sự căng thẳng sắc tộc và tôn giáo c̣n nghiêm trọng hơn so với giai đoạn trước, thậm chí là nghiêm trọng nhất kể từ năm 1969, năm diễn ra xung đột giữa người Mă Lai đa số và người Hoa thiểu số với hơn 200 người chết.

Courrier International cho rằng t́nh h́nh tồi tệ hiện tại là do các nhà lănh đạo Malaysia hay có những hành động và lời nói quá khích. Tờ báo nhắc lại vụ rắc rối xảy ra khi đức tổng giám mục Kuala Lumpur mời thủ tướng Nazak. Trợ lư thủ tướng đă yêu cầu phía tổng giám mục khi tiếp thủ tướng phải dẹp thánh giá và không được hát hay cầu nguyện kinh thiên chúa v́ như vậy sẽ xúc phạm thủ tướng do Nazak là người Hồi Giáo. Rồi lại việc ông bộ trưởng nội vụ đón tiếp những người Hồi Giáo quá khích, những người mà trước đó đă đặt một cái đầu ḅ cái trong đền thờ của đạo Hindu, một vật thiêng đối với với người Hindu giáo.

Nghiêm trọng hơn là ông bộ trưởng quốc pḥng đă từng tuyên bố, một trong những nguyên nhân mà quân đội nước này chỉ gồm người Mă Lai, đó là v́ người thuộc các sắc tộc khác « thiếu ḷng yêu nước ». Thậm chí tờ báo của đảng ông Nazak c̣n tấn công các chính trị gia gốc Hoa khi cho rằng những người này sẽ biến Malaysia thành thuộc địa của Trung Quốc.

Sự xói ṃn tinh thần bao dung này c̣n diễn ra trong lĩnh vực kinh tế. Mục tiêu quốc gia của Malaysia là đến năm 2020 sẽ trở thành một nước phát triển. Muốn được như vậy, đ̣i hỏi tỷ lệ tăng trưởng trong những năm tới phải đạt 8%. Đế đạt được mục tiêu đó, chính phủ làm cho đầu tư trong lĩnh vực tư nhân tăng lên, phải cải cách sâu nền kinh tế, nâng cao tay nghề người lao động.

Thế nhưng, căng thẳng sắc tộc và tôn giáo đă gây trở ngại cho mục tiêu này. Giai đoạn 2007-2009, đă có gần nửa triệu người bỏ đất nước ra đi. Phần lớn trong số này là người gốc Hoa hoặc gốc Ấn Độ. Nhiều người trong số họ có chuyên môn cao trong kinh tế, kỹ thuật và khoa học, những lĩnh vực mà Malaysia đang rất cần để phát triển đất nước.

Việc người gốc Hoa và gốc Ấn Độ bị phân biệt đối xử là chuyện không có ǵ mới mẻ. Họ luôn bị xem là “công dân hạng hai” và phải chịu nhiều thua thiệt trong giáo dục, kinh tế và tham gia quản lí nhà nước. Thế nhưng t́nh h́nh càng lúc càng trầm trọng. Hiện tại họ cảm thấy ḿnh không c̣n có tiếng nói trong chính phủ . Các đảng chính trị của họ bị chỉ trích là chỉ lo cho lợi ích của sắc tộc họ. 90% công chức là người Mă Lai, từ quân đội, cảnh sát, giáo dục đại học đến ngành ngoại giao. Thậm chí đến tổ chức TalentCorp, được thành lập năm 2010 với nhiệm vụ thu hút kiều dân trở về phục vụ đất nước, cũng có giám đốc và toàn ban điều hành là người Mă Lai.

Courrier International nhắc lại việc năm rồi, thủ tướng Nazak đă hứa sẽ làm cho chính sách dân tộc trở nên cởi mở hơn, đáp ứng được yêu cầu của thị trường, minh bạch và dựa trên năng lực. Thế nhưng, ông đă thất hứa, do những người Mă Lai cánh hữu phản đối v́ lo ngại quyền lợi của tộc người Mă Lai bị xâm phạm.
Tờ báo kết luận: Nếu không cải cách, th́ khả năng cạnh tranh của nước này sẽ tiếp tục giảm và tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục tuột dốc.

Trung Quốc và nghệ thuật thế giới

Với bài « Trung Quốc trỗi dậy », tuần san Le Nouvel Observateur quan tâm đến sự kiện Trung Quốc trên đường chiếm lĩnh thị trường nghệ thuật thế giới.

Giao dịch trên thị trường nghệ thuật thế giới bắt đầu tuột dốc từ năm 2008. Thế nhưng, năm 2010 mọi thứ đă thay đổi. Một nghiên cứu cho biết có hai hiện tượng gây ngạc nhiên trong lĩnh vực này.

Đầu tiên, đó là tốc độ phục hồi quá nhanh của thị trường nghệ thuật thế giới. Doanh số của năm 2010 đă đạt đến 43 tỷ đô la, tức tương đương với năm 2006.

Hiện tượng thứ hai đó là sự bùng nổ của thị trường nghệ thuật Trung Quốc. Năm 2002, giá trị của thị trường này chỉ có 691 triệu đô la. Tám năm sau, con số này đă lên đến 6 tỷ đô la, chiếm 23% thị phần thế giới. Như vậy, Trung Quốc đă vượt qua Pháp và Anh để giữ vị trí số 2 trong lĩnh vực này, chỉ sau có Hoa Kỳ.

Giải thích về nguyên nhân của sự kiện này, Le Nouvel Obervateur cho rằng do những người mua sản phẩm nghệ thuật Trung Quốc bắt đầu đầu tư bảo tồn di sản dân tộc. Những cổ vật có giá trị lịch sử luôn thu hút họ.

Năm 2008, chiếc ấn của của Khang Hi được bán ở Toulouse với giá 4,7 triệu euro. Năm 2010, một chiếc b́nh thời Ung Chính được bán ở Paris với giá 5,5 triệu euro. Tuy nhiên những người mua đă không để lộ danh tánh.
Theo một chuyên gia Pháp, trước kia, thị trường nghệ thuật thế giới chỉ tập trung ở Châu Âu và Mỹ. Nhưng ngày nay, thị trường này đă trở nên « đa cực ». Nó không chỉ được mở rộng về địa điểm, từ Paris đến Hồng Kong, từ New York đến Luân Đôn, mà c̣n đa dạng về quốc tịch người mua. Và kể từ nay, người mua đến từ Trung Quốc, Singapore và những nước vùng Trung Đông ngày càng nhiều.


Lê Phước
(RFI)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	thumb_.jpg
Views:	21
Size:	19.2 KB
ID:	271124  
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.