Cá lăng là loài cá da trơn sống sống chủ yếu ở các sông suối lớn của miền tây xứ Nghệ. Loài cá này mấy năm trở lại đây được tôn làm vua trong hàng đặc sản, giá bán 650 - 700 ngàn đồng/kg.
Chính v́ thế, nhiều người đă sắm đồ nghề suốt ngày đêm bám trụ nơi thuợng nguồn các ḍng sông, ḍng suối để săn cá lăng đem bán...
Cá lăng chuẩn bị lên đĩa Cả làng đi câu
Anh Lương Văn Mon ở bản Lỏm (xă Xá Lượng, Tương Dương), một tay thợ săn cá lăng cự phách, cho biết: "Tui trước đây câu cá lăng để về cải thiện bữa ăn thôi, nhưng câu nhiều ăn không hết th́ bán. Cá lăng đắt khoảng 10 năm trở lại đây chứ trước cũng b́nh thường như các loài cá khác. Có những ngày tui câu được vài, ba chục con về bán cho các nhà hàng".
Anh Mon kể: "Kỉ niệm "hoành tráng" nhất trong đời đi câu của tui là câu được con cá lăng 21,7 kg nơi Cửa Rào. Con cá ni dính câu, trong lúc chạng vạng tối. Khi dính câu, tui giật th́ bỗng dưng hắn quậy cái sầm làm tui sởn cả da gà tưởng là ma. Sau định thần lại mới biết đó là con cá lớn. Tui ḍng cho hắn liệt rồi mới từ từ "mời" lên bờ nhưng nó chui vô hốc đá. Tui nhảy xuống điệu ra, bất ngờ hắn vọt thẳng vô "bộ hạ" làm tui choáng ngất luôn. May lúc đó có người đi hái măng trông thấy cứu được tui và lôi được cả con cá lăng lên. Con cá đó tui bán được 2 triệu đồng (năm 2000). Hồi đó chứ bây giờ có được con cá như vậy bán hơn tiền cả con trâu mộng".
"Cũng từ đó nhiều người, già có trẻ chăn trâu có, sắm đồ nghề suốt ngày đêm đi câu cá lăng. Nhiều người câu nên cá dần cũng cạn nên tui rủ anh bạn nữa đi sông Giăng (huyện Con Cuông) và suối Piệt, sông Chu (Quế Phong) để câu. Hầu như các sông suối lớn ở miền tây Nghệ An tui đặt câu hết rồi. 2- 3 năm trở lại đây không biết răng mà giá cá lăng tăng vọt. Bọn tui bán 400 - 500 ngàn một cân. Nhờ nghề câu mà tui tậu được con xe máy và cái nhà sàn ni đó".
Câu cá giữa ḍng rất nguy hiểm
Anh Mon chia sẻ: "Cá lăng sống ở tầng đáy nơi nước chảy xoáy, càng xoáy mạnh cá lăng nơi đó càng nhiều, nên khó cho mồi xuống. Nhưng buổi chiều đến cá lăng cũng ở hang, hốc, eo nước yên của sông. Cái quan trọng nữa là lưỡi câu và dây câu phải bền v́ cá lăng khoẻ và có hàm răng rất sắc. Lưỡi câu tui tự chế qua nhiều lần lửa và ngâm với thứ nước lá cây bí truyền mới trụ được".
Hiện nay nhiều người bỏ cả ruộng nương lao vào cơn sốt cá lăng để rồi cuối cùng họ vẫn ở trong những ngôi nhà tàn tạ, ruộng nương cỏ mọc đầy. Người đi câu cá lăng không phải ai cũng may mắn tậu được nhà như Mon. Đây cũng là một nghề nguy hiểm, đôi khi phải đánh đổi cả mạng sống của ḿnh. "Một ḿnh trên sông với những thác ngầm cuồn cuộn, lỡ sẩy chân nước cuốn phăng là truốt luôn, câu đêm lỡ gặp lũ quét cũng đứt, chưa nói là rừng thiêng, nước độc, gặp phải rắn độc nữa. ở Lưỡng Minh đă có 2 người chết đuối v́ câu cá lăng rồi" - Anh Mon kể.
Vua đặc sản có nguy cơ tuyệt chủng
Cá lăng là loài cá thịt, trắng, chắc, ít xương dăm, thơm ngon, bổ dưỡng và có khả năng chữa bệnh. Cá lăng có thể nấu được rất nhiều món như: Thịt cá lăng ướp gia vị nướng than hồng, ướp gừng quấn mỡ chài rán, xào sả ớt, gỏi; cá lăng nấu canh chua, nấu măng, lẩu... Đặc điểm của thịt cá lăng là hợp với tất cả các loại phụ gia và rau củ nấu với nó. Hiện nay thịt cá lăng được đánh giá là ngon trong các loài cá và cũng là loài cá quư hiếm có giá bán vào loại đắt nhất Việt Nam.
Thượng nguồn sông Cả - nơi trước đây có rất nhiều cá lăng
Chị Hằng, chủ một nhà hàng ở thị trấn Ḥa B́nh (Tương Dương) cho biết: "Cá lăng rất được thực khách ưa chuộng, quán chị mỗi ngày tiêu thụ khoảng vài yến cá lăng nhưng nay có ngày khách yêu cầu nhưng không có. ở thị trấn nhỏ này nhưng có tới 32 nhà hàn, mỗi ngày tiêu thụ một số lượng cá lăng rất lớn. Chưa nói đến là một vài lái buôn thu gom để đưa đi Vinh, Hà Nội bán. Giá bán nơi đây khi cao điểm lên tới 700 ngàn đồng/kg".
Tay câu cự phách Lương Văn Mon thở dài: "Nhiều người săn lùng quá, không những hàng trăm người suốt ngày đêm mai phục câu cá lăng trên các ḍng sông, ḍng suối mà c̣n một số người c̣n dùng cả thuốc nổ và kích điện để đánh bắt nên nay cá lăng cực hiếm. Tui mấy ngày qua đi bở hơi tai, chầu chực trên sông cả ngày mà chỉ được có một con bằng cổ tay. Cứ đà ni th́ tui giải nghệ thôi".
Do môi trường bị suy thoái v́ nạn phá rừng, đắp đập, đào đăi vàng ở ḷng sông, đặc biệt là ảnh hưởng của những đập thủy điện lớn chắn ngang các ḍng sông làm mất băi đẻ của cá, bên cạnh đó việc khai thác quá mức bằng những phương tiện hủy diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, chất độc và những phương tiện khai thác khác nên loài cá lăng hiện nay trên các ḍng sông xứ Nghệ đang ngày một cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng.
Cá lăng là loài cá có giá trị kinh tế cao của hệ thống sông miền tây xứ Nghệ. Trước thảm họa hủy diệt của con người như vậy loài cá này cần được bảo vệ và nhân giống. Theo những hộ dân sống ở thượng nguồn sông cả th́ họ cũng đă từng nuôi cá lăng trong bể nước. Loài cá này tạp ăn và sống khỏe ở mọi thời tiết, rất dễ nuôi.
V́ vậy việc bảo vệ và nhân giống cá cá lăng đưa vào nuôi là điều hết sức cấp thiết. Nó không những bảo tồn được loài cá quư hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng mà c̣n là cơ hội để xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
Bà Há - Anh Tuấn
(Nguoiduatin.vn)