Hàng trăm vụ tai nạn đă xảy ra trên con đường ấy, có những vụ chết đến 4 – 5 người. Những vụ tai nạn lắt nhắt th́ kể không hết. Cũng từ những vụ tai nạn này, đă có không ít câu chuyện về “ma quỷ” được đồn đại, con đường dần vắng người đi.
Con đường Tỉnh lộ 1, qua địa bàn xă xuân Mỹ, Xuân Viên, thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh thuộc diện đẹp, thẳng. Đây chính là trục chính dẫn du khách từ khắp nơi đổ về băi biển Xuân Thành, nghỉ ngơi, tắm mát.
Thế nhưng bấy lâu nay, người dân vẫn nơm nớp lo sợ mỗi khi đi qua con đường này. Có người bảo rằng, chẳng cần va vấp vào ai, cứ đi qua con đường nhiều người hoa mắt, không đi được nữa, rồi ngă xe...chết. Không lư giải được điều đó, nhiều người cho rằng chính do hồn ma của nhiều người chết trên con đường này xô, đẩy.
Ghé vào một quán nước ở ven đường xă Xuân Viên, chúng tôi nghe không ít lời bàn tán xung quanh chuyện con đường ma. Ông Trần Sĩ Tùng cho biết: “Chừng này vắng bóng người đi, chú cứ ngồi uống nước, ngơi nghỉ cho qua bóng tṛn đă. Đi chừng này nguy hiểm lắm! Dân chúng tôi bất đắc dĩ mới dám đi, b́nh thường ít ai đi qua con đường này vào lúc vắng người. Khách đi đường phần lớn người ở xa, không biết thôi…”.
Một vụ tai nạn xảy ra tại "cung đường ma"
Thấy tôi ṭ ṃ, chưa hiểu hết sự t́nh, ông Tùng giải thích thêm: “Cũng do tai nạn xảy ra liên tục. Một đoạn đường mà tháng nào cũng có người chết. “Ma” bắt toàn là thanh niên trai tráng. Người già, người trung đến đây hoa mắt, chống mặt rồi ngă xe, y như có ma xô vậy. Thế nên, chú có đi, đừng đi vào giờ này hay lúc đêm khuya!”.
Theo nhiều người dân, trước đây con đường Tỉnh lộ 1 chưa thi công, người dân thường đi con đường 22/12. Từ ngày có đường mới, người dân đổ xô đi rất đông, từ đó tai nạn xảy ra khá nhiều.
Theo cụ Trịnh Thị Thu, một cao niên ở xă Xuân An kể lại: "Con đường này trước là băi tha ma Cồn Hệ (Xuân An). Năm 1945, người ở đây chết đói nhiều. Vào những năm 1967- 1968, bà con kể lại cũng đă thấy nhiều ma của bộ đội hành quân trong đêm với tiếng sáo, c̣i inh ỏi".
“Giờ con đường tai nạn nhiều, tôi chẳng dám cho con cháu đi. Mấy đứa cháu thấy các vụ tai nạn, cũng chẳng đứa nào dám bén mảng qua con đường đó”- Bà Thu nói.
Theo cụ Thu, người cao niên trong làng th́ trước đây đoạn đường đó là khu vực băi tha ma.
Để hiểu rơ sự việc, chúng tôi thử đi qua “con đường ma”, đúng vào “giờ khắc” (13h) để “mục sở thị”. Đúng là thời điểm này, mật độ người đi đường rất vắng, thỉnh thoảng mới có một chiếc ô tô hay xe máy chạy qua.
Theo quan sát, trên đoạn đường tỉnh lộ thường xuyên xảy ra tai nạn dài khoảng 5km. Thế nhưng, con đường rất ít các biển báo, biển hiệu giảm tốc độ hay gờ giảm tốc. Đi trên quăng đường chỉ toàn thấy các hiện trường để lại ở các vụ tai nạn như vạch sơn, bàn thờ, hương khói…rất nhiều.
Khi thấy các vạch vôi chồng chất ở con đường trước cửa ngơ một người dân trên địa bàn xă Xuân Viên, tôi ghé vào hỏi: “Vụ tai nạn này có xảy ra hậu quả ǵ không?”. Người dân này không dám trả lời mà chỉ dám đưa 3 ngón tay lên kí hiệu cho tôi. “Ba người chết cơ ạ?” - Tôi mạnh dạn hỏi tiếp. Người đàn ông này gật đầu.
Tuy nhiên, nhiều người khác th́ không dám trả lời về số vụ tai nạn v́: “Dân giờ chẳng dám đi đường, huống ǵ họ lại trả lời về các vụ tai nạn. Những người nhà gần đường họ sợ ma bắt lắm chứ!”.
Trên trục đường xuất hiện nhiều nét vẽ đánh dấu hiện trường các vụ tai nạn.
Thực hư chuyện ma quỷ không biết thế nào, nhưng lời đồn giờ đă được lan rộng. Những câu chuyện nghe rùng rợn, ly ḱ, có phần hoang đường. Đến giờ làng xóm vẫn đồn đại câu chuyện cách đây hơn năm, hai chị em Phan Thị Hằng ở thôn 10, xă Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đi qua “con đường ma”, tại Km số 2+960 bị rơi mũ bảo hiểm. Sau khi Hằng xuống lấy, “ma” đă theo…về.
Giờ nhắc lại Hằng rất hoang mang, lo sợ như ḿnh vừa mới gặp ngày hôm qua. Hằng bảo, hôm đó 2 chị em đi Vinh kiểm tra thẻ ATM, trời nắng. Lúc đầu linh tính không đi qua đường đó, nhưng đến đoạn rẽ như ma xô lại cứ đi. Khi đi qua chỗ người ta hay chết, một cơn gió kéo về, làm mũ rơi…Rồi em bị ốm.
Chị Trần Thị Hương, mẹ Hằng kể lại: “Hôm đó về, dọn cơm em không ăn, chỉ ngồi cười. Vợ chồng tôi tưởng em bị mất thẻ ATM, nhưng không phải. Tối đó em hét, rồi nói như ma nhập”. Câu chuyện của Hằng chỉ là khởi điểm cho nhiều lời đồn đoán về sự tồn tại của “con đường ma” là có thật. Người dân lo sợ, hoang mang và thêu dệt lên câu chuyện gây náo loạn vùng quê.
Kỳ 2: Chuyện li kỳ trên một cung đường
H.Vững- G. Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam