R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Dùng bẫy sập bắt mãnh thú ở Quảng Ngãi
Sau khi rộ tin đồn mãnh thú xuất hiện trở lại ở thôn Tân Hy, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi sáng nay (14/5), người dân một lần nữa thêm hốt hoảng, lo lắng. Tuy nhiên, các nhà khoa học khuyên rằng người dân nên bình tĩnh, để đối phó với mãnh thú này có thể dùng bẫy sập hoặc thuốc gây tê.
Trao đổi với Báo Phunutoday chiều ngày 14/5, anh Nguyễn Văn Hân, Chi Cục trưởng Chi Cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi cho biết: "Ngay sau khi nhận được thông tin con thú trở lại, chúng tôi đã cho anh em xuống nằm vùng. Cho sử dùng súng đầu đạn gây mê, roi điện, khi mãnh thú xuất hiện là ngay lập tức xử lý. Người dân nói một người phụ nữ đi ngoài bờ biển khoảng 4h sáng nhìn thấy. Nhưng chúng tôi xuống kiểm tra thì đến nay vẫn chưa thấy gì".
Dấu vết mãnh thú để lại
Anh Hân cũng cho biết, con thú cũng chưa gây nguy hại gì cho người dân, mặc dù nghe người dân nói mãnh thú liên tiếp cắn chó nhưng theo anh Hân cho đến nay vẫn chưa tìm ra.
Trả lời về việc có hay không thông tin một con cọp bị sổng chuồng trên địa bàn và liệu rằng đó có phải mãnh thú đang hoành hành mấy ngày qua anh Hân khẳng định: "Không có chuyện cọp sổng chuồng. Đây là khu vực gần biển, khu rừng đó chỉ có 2ha, tôi có chó săn đi lùng nhưng vẫn không phát hiện ra được gì.
Quan sát vết chân thì đó không thể là cọp được, có khả năng đó là con chó becgie cỡ cũng tương đối từ đâu nó xuất hiện rồi bị đói, bị khát rồi có mấy con chó nhỏ nhỏ nó chạy theo rồi cũng có thể nó bị vồ với nhau. Còn cọp ở vùng đó không bao giờ có". Anh nói.
Theo GS. TS Lê Trần Bình, nguyên Viện trưởng viện Công nghệ sinh học Việt Nam, qua những gì phản ánh trên báo chí thì mãnh thú không thể là con cọp.
"Cái móng mà thể hiện ở bãi cát thì có thể thiên nhiều về gấu vì gấu mới đi lang thang như thế. Chứ cọp chẳng con nào lại đi ra bờ biển hay bãi cát cả. Thứ 2 nữa là có một đặc điểm, gấu thì nó ăn sạch, nếu mà ăn no rồi thì có thể ăn ruột không hay gì đấy, ăn cái phần mềm. Còn cọp bao giờ ăn nó cũng để lại. Đi theo cọp bao giờ cũng có một bầy lâu la các bọn khác ăn theo. Con chó thì quá nhỏ mà con cọp nó không ăn hết cả, nó chỉ ăn phần thịt thôi. Còn gấu thì nhai tuốt". GS. TS Trần Bình nói.
Ông Bình cũng cho biết, cọp với chó rất kỵ nhau, nếu chó gặp cọp, chó sẽ sủa và chạy. Cọp muốn bắt được chó không phải điều dễ và nếu bắt được thì phải có lý do nào đó. Nhưng chó gặp gấu lại khác, gấu nó lừ lừ chó lại không sủa mấy, thậm chí chó còn lại gần chơi. Chỉ có thế nên chó mới bị bắt.
"Từ trước đến nay cọp chỉ bắt được trâu, bò chứ có bắt được chó đâu. Nên có cọp sổng hay nó sống tự nhiên thì đầu tiên nó bắt trâu, bắt bò cái đã. Vì thế, nó hay ở đồng cỏ để nó chạy, nó đuổi sau đó rồi đến hươu, nai và liều lĩnh hơn thì xông vào bắt lợn, cùng lắm là vồ người là hết. Vồ người thì khu vực mình thì ít lắm. Vì vậy, người dân nên bình tĩnh. Nếu là con gấu, nó ăn no trước sau gì cũng bắt được. Thậm chí không cần giết thì người ta có thể bắn thuốc tê nó nằm lăn ra là bắt được ngay". GS TS Trần Bình khuyến Cáo.
Đồng quan điểm này, GS Đặng Huy Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên sinh vật, Viện KHCN VN cũng bất ngờ trước thông tin cho rằng mãnh thú xuất hiện là cọp. Trước đó (13/4), GS Huỳnh cũng khẳng định với Phunutoday rằng, dựa hình dạng dấu chân, cân nặng mà người dân cung cấp đây là một con vật rất to, trọng lượng khoảng 40-50kg, màu đen, có viền trắng quanh cổ thì chỉ có thể là loài gấu chó. Vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định là thường có loài này. Thức ăn của chúng cũng có thể là ăn nai, ăn hoẵng, sóc, ăn cả chim và thực vật.
Và theo GS Huỳnh, người dân cũng không nên hoang mang. Nếu con mãnh thú xuất hiện là cọp thật thì có thể dùng bẫy sập để bắt, loại bẫy thường dùng để bắt cọp, hổ thường làm bằng sắt. Có thể dùng một con mồi như chó hoặc con lợn cỡ nhỏ để vào bẫy, đặt chỗ nơi con mãnh thú thường lui tới sẽ bắt được con thú.
Khải Nguyên
(Phụ nữ today)
|