Trước đây, cư dân ở thành phố Istanbul thường nghe thấy tiếng nước chảy róc rách dưới mặt đất nhưng không ai hiểu tại sao, mãi cho tới những năm 60 của thế kỷ trước bức màn bí ẩn về hiện tượng thần bí trên mới được mở ra.
Tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ có vô số các cung điện dưới nước nhưng cung điện Yerebatan Cistern có quy mô lớn nhất. Cả cung điện dài 140 m, rộng 70 m, 336 cột đá theo phong cách Corinthian cao 9 m để chống đỡ mái vòm bằng gạch khổng lồ.
Được biết, những cột đá này được chuyển từ đền thờ ở vùng Antalya Toglia tới.
Trước đây, cư dân ở thành phố Istanbul thường nghe thấy tiếng nước chảy róc rách dưới mặt đất nhưng không ai hiểu tại sao, mãi cho tới những năm 60 của thế kỷ trước các nhà khảo cổ mới phát hiện một cung điện dưới nước khổng lồ ở gần nhà thờ Hồi giáo Blue và bức màn bí ẩn về hiện tượng thần bí trên mới được mở ra.
Cung điện này vốn là các bể chứa nước được xây dựng vào thời kỳ Byzantine thế kỷ VI khi có chiến tranh xảy ra.
Theo các tài liệu lịch sử, cung điện dưới nước được xây dựng vào năm 542, Giustinian đại đế đã huy động hơn 7.000 nô lệ để xây đựng trên tàn tích của nhà thờ, một mặt để đảm bảo cung cấp nước cho cung điện, mặt khác để ngăn chặn các mối nguy hiểm từ kẻ thù.
Lượng nước lưu trữ của cung điện dưới nước đạt tới 100.000 tấn, có thể cung cấp nước dùng cho cả thành phố trong vòng 1 tháng.
Màu sắc huyền bí của cung điện được tạo nên bởi linh hồn của Nữ thần đầu rắn bị giam giữ, trong thần thoại Hy Lạp, nếu người nào gặp phải Nữ thần đầu rắn sẽ bị biến thành tượng đá.
Hiện nhiều người vẫn dùng nguồn nước trong cung điện này để sinh hoạt, thậm chí một khách sạn còn được dựng lên ngay cạnh cung điện dưới nước vì khách du lịch muốn thử uống nước ở đây.
Theo Vietnamnet