Melody Gutierrez/Sacramento Bee
Phỏng dịch: Văn Giang/Người Việt
SACRAMENTO (Sacbee) - Lá thư được cất kỹ vào ngăn kéo để làm kỷ niệm. Bức thư nói “chúc mừng bạn,” bên dưới dấu triện màu đỏ của trường Đại Học Harvard.
Cô nữ sinh Joanne Nghiêm, ở Sacramento, đang lo lắng v́ mẹ bị ung thư, cha làm thợ máy đang bị cắt giờ, nhưng vẫn chăm chú chuyện học và sẽ vào Harvard năm tới. (H́nh: Paul Kitagaki Jr. /Sacramento Bee)
Joanne Nghiêm thật không thể tin được rằng cô nhận được học bổng hầu như toàn phần để vào học tại ngôi trường danh tiếng này. Là người con út trong một gia đ́nh di dân gốc Việt, cô Nghiêm tốt nghiệp trường trung học McClatchy High School vào tối Thứ Sáu tuần này với học bạ toàn điểm A.
“Tôi cũng không định xin vào Harvard,” theo lời cô Nghiêm, 17 tuổi, trong căn nhà nhỏ của gia đ́nh ở phía Nam thành phố Sacramento. Cha mẹ cô, ông Gary Nghiêm và bà Laura Lam, nh́n con ḿnh với sự hănh diện, khiến cô có một thoáng ngượng ngùng.
Ông Gary Nghiêm đă khuyến khích con gái ḿnh nạp đơn vào Harvard, và cô đă nghe lời. Trong bài luận văn nộp cùng với đơn xin học, cô viết về câu chuyện cảm động là muốn có cơ hội giúp đỡ cha mẹ ḿnh “v́ tôi sẽ chẳng là ǵ nếu không có cha mẹ tôi”.
Cô Joanne Nghiêm gửi đơn đến tám trường đại học nổi tiếng khác, kể cả Princeton, Cornell, Stanford và University of California tại Berkeley, nơi chị của cô tốt nghiệp năm ngoái. Người anh của cô hiện đang học ở UC San Diego.
Nghiêm được nhận vào tất cả các trường cô gởi đơn. Cô không muốn kể ra hết các trường này v́ không muốn người khác nghĩ cô khoe khoang.
Cô giấu mặt khi người nhiếp ảnh gia đến gần. Nhưng cô hào hứng khi nói về ngành ḿnh định theo học-ngành kỹ sư.
“Tôi thích môn khoa học, toán và giải quyết các vấn đề,” theo cô Nghiêm, người ở trong một chương tŕnh học dành cho học sinh có khả năng cao ở trường McClatchy.
Trong niên khóa này, Nghiêm nhận ra có những vấn đề mà cô không giải quyết được. Cô không thể làm dịu cơn đau của mẹ hay sự lo lắng, kết quả của t́nh trạng bệnh ung thư ruột thời kỳ thứ tư và ung thư gan. Cô không thể xóa đi sự sợ hăi của mẹ là các bác sĩ sẽ t́m ra thêm các ung nhọt khác.
Nghiêm sẽ vào trường Harvard biết rằng cha mẹ cô phải vất vả trong vấn đề tài chánh, chỉ trông cậy vào số lương ngày càng ít đi của cha cô, một thợ máy xe hơi và tiền trợ cấp hàng tháng v́ mất năng lực của mẹ.
“Tôi hơi ngại ngần khi phải rời xa nhà, v́ nếu có chuyện ǵ tôi sẽ không có nhà,” cô Nghiêm nói. “Nhưng cha tôi rất cương quyết. Ông rất vững chăi. Ông không để bị nản ḷng v́ bất cứ chuyện ǵ.”
Khi được hỏi, ông Nghiêm chỉ cho biết một chút về điều ông đang lo lắng. Họ không có nhiều tiền. Tuy rằng hầu như tất cả chi phí học hành ở Harvard được tài trợ, cô Nghiêm chỉ phải trả có $1,500 nhưng c̣n tiền vé máy bay, tiền quần áo ấm, những thứ cần dùng lặt vặt khi ở trong kư túc xá, và cả tiền tiêu vặt... họ sẽ phải lo. Hôm Thứ Ba, học khu Sacramento City Unified School District giúp họ đỡ lo lắng phần nào khi trao tặng cho cô Nghiêm học bổng bốn năm, mỗi năm $900.
“Công việc nay rất chậm,” theo ông Gary Nghiêm, 49 tuổi. “Số giờ tôi làm việc bị giảm đi nhưng chúng tôi cũng OK.”
Mẹ của cô đang phục hồi sức khỏe. Các bướu ung thư đă được cắt đi.
Bà Lam, 52 tuổi, và ông chồng rất hănh diện v́ con gái họ không bao giờ mất đi sự chuyên chú vào việc học hành trong suốt thời gian khó khăn vừa qua.
“Tôi nói với con gái rằng con không làm được ǵ, ngoại trừ làm cho mẹ con được hănh diện,” ông Gary Nghiêm nói. “Điểm học của con tôi không bao giờ tụt xuống.”
Và thật ra, nhiều giáo sư của Joanne Nghiêm không hề biết rằng mẹ của cô bị bệnh rất nặng.
“Tôi nghĩ rằng mọi điều đều tốt đẹp với Joanne v́ cô là người thật vui và tích cực trong đời sống,” theo lời Bryan Fisher, một giáo sư ở trường McClatchy và cũng là người huấn luyện toán học sinh của trường tham dự cuộc thi về kiến thức Academic Decathlon.
Nghiêm được giữ chức đội trưởng trong suốt hai năm qua. Khi ông Fisher bận rộn dạy lớp, Nghiêm tổ chức các cuộc họp và giữ cho toán sinh hoạt đều đặn. Giáo Sư Fisher nói ông tin chắc là cô Nghiêm sẽ thành công ở Harvard.
“Cô ấy là một trong số những học sinh có thể đối phó với áp lực của cuộc sống trong khi vẫn hoàn thành tốt đẹp những điều khác mà không để bị khủng hoảng tinh thần,” ông Fisher cho hay.
(V.Giang/nguoi-viet)