Họ sống riêng rẽ với phần đất được chia, không xem nhau là vợ chồng suốt 35 năm qua. Đất lên giá, người vợ năm xưa kiện đ̣i chia tài sản. Ban đầu ṭa án bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, về sau lại chấp nhận. Người bị kiện hoang mang với nhận định trái ngược của ṭa
Mới đây, ông Phạm Văn Chưa (SN 1933, ngụ huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đă có đơn khiếu nại gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu xem xét kháng nghị giám đốc thẩm bản án phúc thẩm ngày 15-8-2011 của TAND Tối cao tại TPHCM v́ thiếu công bằng, khách quan.
Đường ai nấy đi
Theo nội dung bản án, ông Chưa và bà Phạm Thị Đức (SN 1941, ngụ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) kết hôn (có giấy hôn thú) từ năm 1957, có 8 người con chung. Đến tháng 5-1976, hai người ly thân. Tháng 9-1976, UBND cách mạng xă Ngăi Giao đă giao toàn bộ tài sản của vợ chồng cho con gái lớn để nuôi em. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Chưa dựng nhà trên diện tích 5.000 m2 đất mặt tiền Quốc lộ 56; bà Đức cùng các con ở trên đất rẫy 9.000 m2 phía bên trong. Quá tŕnh sử dụng đất, bà Đức, ông Chưa đều đi đăng kư và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Minh họa: NGUYỄN TÀI
Năm 2005, ông Chưa nhận tiền đền bù đất do mở rộng Quốc lộ 56 (218 triệu đồng) và bán cho người khác 283 m2 đất nhưng không chia tiền cho bà Đức và các con. Lấy lư do đó, bà Đức khởi kiện ông Chưa đ̣i chia đôi diện tích đất 4.507 m2 (theo sơ đồ đo vẽ lại) và tiền đền bù v́ đó là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Ông Chưa lại cho rằng đó là tài sản riêng ông mua vào cuối năm 1976 nên không chấp nhận chia.
Bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn
Xét xử sơ thẩm lần 1 (ngày 7-1-2009), TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định theo biên bản “Cuộc họp của ban ḥa giải do ủy ban triệu tập’’ của UBND cách mạng xă Ngăi Giao ngày 6-9-1976, v́ ông Chưa có vợ bé nên xă giải quyết cho bà Đức và ông Chưa “thôi nhau’’. Xét về mặt pháp lư, thủ tục ly hôn này chưa phù hợp với Luật Hôn nhân và Gia đ́nh nhưng đây là do ảnh hưởng của lịch sử. Ông Chưa và bà Đức đă mặc nhiên không c̣n coi nhau là vợ chồng, sống riêng rẽ, không liên quan về kinh tế. Ông Chưa chung sống với bà Vơ Thị Bé Tư từ năm 1977 đến nay (có đăng kư kết hôn), có 7 người con chung, bà Đức biết rơ mà không có yêu cầu ǵ về quan hệ hôn nhân này.
Về phần tài sản, diện tích đất chung của hai người ở vào thời điểm năm 1976 bao gồm hai phần đất hiện nay cả hai đang sử dụng. Sự phân chia đất từ năm 1976 đă có hiệu lực với các bên, cụ thể từ năm 1976 đến nay, hai bên sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, cả hai đều đi đăng kư kê khai thủ tục cấp GCNQSDĐ phần đất ḿnh đang sử dụng. V́ vậy, bà Đức yêu cầu phải tiếp tục chia cho bà 1/2 diện tích đất ông Chưa đứng tên trong khi bà sử dụng 9.000 m2 đất chung bà đứng tên, là không phù hợp. Vả lại, đất đai là tài sản đặc biệt nên phải căn cứ vào quá tŕnh sử dụng, việc đăng kư kê khai và thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Bà Đức từ trước đến nay không sử dụng, không kê khai đăng kư, không xin cấp GCNQSDĐ đối với diện tích 4.507 m2 đất này nay lại yêu cầu chia đất, chia tiền là không có cơ sở. Do vậy, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đă bác đơn kiện của bà Đức.
Chấp thuận yêu cầu của nguyên đơn
Bà Đức kháng cáo. Ṭa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã hủy bản án do “vi phạm thủ tục tố tụng và thu thập chứng cứ chưa đầy đủ’’. Xét xử sơ thẩm lần 2, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định mặc dù từ năm 1976 đến nay, hai ông bà sống ly thân nhưng theo quy định của pháp luật th́ vẫn là vợ chồng.
Diện tích đất 4.507 m2 có được trong thời kỳ hôn nhân do cả hai tạo lập nên là tài sản chung của vợ chồng ông Chưa - bà Đức, nay bà Đức yêu cầu chia là có căn cứ. V́ vậy, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đức.
Ông Chưa kháng cáo bản án. Ṭa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM xét xử lần 2 cũng nhận định từ khi vợ chồng ly thân, chưa có quyết định nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có giá trị pháp lư phân chia đất cho mỗi người. Chỉ khi ông Chưa bán đất cho người khác và nhận tiền đền bù giải tỏa đất, phía bà Đức mới có đơn kiện yêu cầu chia tài sản. Ṭa sơ thẩm xác định khối tài sản trên (4.507 m2) là tài sản chung của vợ chồng ông Chưa và bà Đức, tuyên buộc chia tài sản là hoàn toàn có căn cứ, có t́nh, có lư.
“Nếu cho rằng 4.507 m2 đất là tài sản chung nên phải chia cho bà Đức th́ tại sao cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không xem xét đến hơn 9.000 m2 đất cũng là tài sản chung mà bà Đức đang đứng tên?’’ - ông Chưa nêu thắc mắc.
Bồi thường... đời con gái Trong vụ kiện này c̣n có bà L.H ban đầu là đồng nguyên đơn, sau là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bà H. chung sống như vợ chồng với ông Chưa từ tháng 9-1976 (khi bà mới 22 tuổi) đến tháng 8-1977. Nay bà yêu cầu ông Chưa phải tính cho bà phần công sức đóng góp trồng trọt, chăm sóc cây cối và phải bồi thường… đời con gái cho bà, tổng cộng hai khoản là 50 triệu đồng. Tuy nhiên, xét xử sơ thẩm lần 2, bà H. chỉ yêu cầu được tính phần công sức là 50 triệu đồng. Yêu cầu này không được ṭa án chấp nhận.
|
TỐ TRÂM