Những giờ làm việc ban đêm đă được cơ quan quốc tế Nghiên cứu về bệnh ung thư (IARC) đưa vào danh sách những tác nhân gây ung thư. Điều này cũng có nghĩa người lao động có quyền đ̣i hỏi trợ cấp bệnh nghề nghiệp khi họ phải làm ban đêm.
Những nghiên cứu đáng tin cậy
Các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu về sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đă quan sát 14.000 người trong 10 năm và nhận thấy nam giới làm việc vào những giờ có tính linh hoạt dễ bị ung thư tuyến tiền liệt hơn những người chỉ làm vào ban ngày.
Các chuyên gia Đan Mạch đến từ Viện nghiên cứu bệnh ung thư đă phân tích dữ liệu từ 7.000 phụ nữ (30 – 50 tuổi) và thấy rằng những phụ nữ phải làm việc ít nhất 6 tháng vào ban đêm có nguy cơ phát triển các khối u ở vú cao hơn.
Richard Stevens, một giáo sư của Trung tâm y tế thuộc ĐH Connecticut (Mỹ) là nhà khoa học đầu tiên quan sát mối liên hệ qua lại giữa việc làm ban đêm và bệnh ung thư vú năm 1987. Nhà khoa học này đă điều tra các nguyên nhân dẫn đến bùng nổ bệnh ung thư vú trong suốt những năm 30 của thế kỷ trước khi nhiều công ty bắt đầu hoạt động 24 giờ mỗi ngày, thu hút hàng triệu nhân công nữ làm việc ngày và đêm.
Những người làm ban đêm cũng có nguy cơ mắc các bệnh tim khác nhau. Các nhà khoa học từ trường ĐH Milan đă theo dơi nhịp tim và thói quen của 22 nam giới làm công việc luyện kim đă từng có một số ca làm đêm khác nhau mỗi tuần. Kết quả cho thấy nhịp tim, hoạt động của hệ thần kinh và t́nh h́nh hormone không có thay đổi nào trong suốt những ca làm đêm. Nói cách khác, những người này thức và làm việc trong khi tim và các mạch máu hoạt động như khi họ đang ngủ. Điều đó có nghĩa là các hoạt động về thân thể và hệ thần kinh đă quá sức trong suốt giờ làm đêm.
Nhịp sinh học cần được tôn trọng
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu, Rafaello Furlan tin rằng cơ thể con người không thể thích ứng với các hoạt động ban đêm và thường dẫn tới bệnh đau tim. Tuy nhiên, các nhà khoa học không biết chắc chắn về cơ chế của những căn bệnh này đối với thời gian.
Các nhà khoa học đă đưa ra một số giả thuyết giải thích ảnh hưởng tiêu cực của những giờ làm đêm đối với sức khỏe con người. Trước tiên và quan trọng nhất là: con người là một sinh vật hoạt động vào ban ngày. Làm việc vào ban đêm và ngủ ban ngày sẽ làm hại tới nhịp sinh học hàng ngày và gây ra nhiều bệnh.
Một cơ quan trong cơ thể người tạo ra melatonin - hormone gây ngủ vào ban đêm. Hormone này điều chỉnh nhịp sinh học cũng như các hormone khác. Nếu một người không ngủ vào ban đêm, hệ thống này sẽ bị hỏng.
Chính cuộc sống ban đêm cũng gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt của con người. Cư dân ở phía bắc thường bị hội chứng căng thẳng địa cực, do mùa đông ảm đạm kéo dài, thiếu vitamins, những điều kiện khí hậu khắc nghiệt và mùa hè quá nhiều ánh sáng gây ra.
Những hậu quả tiêu cực của việc làm vào ban đêm là không kể xiết. Buồn nôn, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy và ăn mất ngon là những lời than phiền thường có ở những người làm ca đêm. Họ dễ bị mắc u xơ ruột nhiều hơn.
Một giấc ngủ ngon là một điều kiện cần thiết cho hoạt động thông thường của dạ dày. Những ca làm đêm làm tổn thương đồng hồ sinh học, đồng bộ hóa tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn.
Trên hết tất cả, những ca làm đêm thường tách biệt mọi người với gia đ́nh, bạn bè và khiến tinh thần thêm căng thẳng.
Theo Dân Trí