Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012

 
 
Thread Tools
Old 03-16-2012   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Chống học tiếng Hoa thế nào cho đúng?

Lê Diễn Đức
-
“Tôi thích câu nói của một bạn trên Facebook: Thậm chí rất nên học tiếng của kẻ thù.” – Lê Diễn Đức
Trước hết tôi muốn nhấn mạnh học để biết thêm tiếng Trung là điều rất nên trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay và trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần c̣n lại của thế giới đang ngày mỗi mở rộng hơn cùng với sự phát triển kinh tế, quốc pḥng của cường quốc này.


Biết thêm ngoại ngữ là đáng quư
Ở thế hệ tôi, trong nững năm 60 của thế kỷ trước, cùng với tiếng Nga, tiếng Trung đă đuợc đưa vào chương tŕnh giáo dục từ cấp II, tức từ lớp 5 hồi đó.
Vào thời bấy giờ, đeo khăn quàng đỏ hát vang “Hà Nội, Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa – Dập d́u thành phố hát lên lời chan hoà – Nhiệt t́nh đoàn kết anh em Việt – Trung – Xô…”, chúng tôi say mê, tự hào được học hai ngôn ngữ của những người anh đầu đàn trong phe xă hội chủ nghĩa!


Nhưng chỉ được mấy năm. Không biết cuộc xung đột biên giới Xô-Trung nổ ra và sự rạn nứt không thể hàn gắn giữa hai nước có tác động ǵ vào chương tŕnh giáo dục hay không, nhưng lên cấp III tiếng Trung bị loại bỏ, chỉ c̣n tiếng Nga. Tất cả học sinh miền Bắc bấy giờ nuôi hoài băo chung của lăo nông dân trong thơ Tố Hữu: được đi Nga du học, nên rất chăm chú học tiếng Nga.
Vào thập kỷ 90, khi Ba Lan không c̣n là nước cộng sản, buôn bán bắt đầu nhộn nhịp, hàng hoá Trung Quốc tràn ngập và cạnh tranh mạnh v́ giá rẻ, cộng đồng người Việt sinh sống tại Ba Lan tấp nập nhắm hướng gió Đông, ban đầu đi Hongkong, sau đó đến nhiều miền của Trung Quốc đặt hàng quần áo, giày dép, nhập về thị trường Nga và các nước Đông Âu khác.
Không ngờ vốn tiếng Trung ít ỏi từ hồi bé đă giúp tôi hữu hiệu trong những lần giao thiệp ở Hongkong và trên Trung Hoa lục địa.
Vốn liếng ngôn ngữ “c̣m” của tôi được tiếp nhận bao dung và khích lệ bởi những người bạn hàng Trung Quốc, gây nên những tiếng cười sảng khoái, thân thiện khi tôi phát âm sai, hoặc chỉ nói đuợc vài tiếng mà cũng cố gằng đùa vui vẻ với các cô gái phục vụ ở nhà hàng, khách sạn hay nơi sản xuất.


Từ những trải nghiệm qua nhiều nước, tôi luôn khuyến khích các con ḿnh học ngoại ngữ. Biết ít cũng được, nhưng biết thêm thứ tiếng nào là thêm một dấu cộng tích cực cho cuộc sống, tôi dạy các con như thế.
.

Hai con trai nhỏ của tôi hiện nay, từ lúc 5 tuổi đă học ở trường của đại sứ quán Pháp tại Ba Lan, trong đó ngoài tiếng Pháp, người ta dạy thêm tiếng Anh. Cả hai đứa nói giỏi tiếng Ba Lan v́ được gửi nhà trẻ và mẫu giáo từ bé. Khi ở nhà chúng tôi nói chuyện với con chỉ bằng tiếng Việt, mà tôi thường nói đùa xem như một ngoại ngữ của trẻ em Việt sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Mỗi lần chúng về Việt Nam, bà ngoại c̣n thuê cô giáo dạy thêm viết và đọc. Có lẽ nhờ sớm quen nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau, khi sang Mỹ, hai đứa nhanh chóng đuổi kịp bạn bè trong lớp, không gặp khó khăn bao nhiêu về tiếng Anh trong buổi ban đầu.


Khi nói đến tiếng Nga, người Việt ở Hoa Kỳ có thể cảm thấy xa lạ, nhà quê, nhưng có lẽ không nhiều người biết rằng, trước khi giữ các trọng trách của chính phủ dưới thời Tổng Thống Bush cha và Tổng thống Bush con, bà Condoleeza Rice là Tiến sĩ khoa học xă hội, một trong những giáo sư Xô-Viết học nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ. Bà không cần phiên dịch, nói chuyện bằng tiếng Nga trực tiếp với Putin trong những lần gặp gỡ.
Tôi thích câu nói của một bạn trên Facebook: Thậm chí rất nên học tiếng của kẻ thù.


Không rơ ràng và mâu thuẫn
Thông qua báo chí, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) vừa công bố lấy ư kiến dư luận về dự thảo chương tŕnh đưa tiếng Hoa vào cấp tiểu học và trung học cơ sở. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết mỗi tuần (báo Giáo dục Việt Nam ngày 13/3/2012).
Tôi nhận thấy nội dung của lúc đầu đăng trên báo chí là không rơ ràng, gây ngộ nhận.
Trước hết, dùng “tiếng Hoa” chung chung, Bộ GD & ĐT làm người tiếp nhận bị lúng túng, không biết tiếng Hoa ở đây là tiếng cụ thể nào, của địa phương nào, hay là tiếng Trung nói ở thể Quan Thoại chuẩn là ngôn ngữ chính thức của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa như trong thập niên 60.


Trong thực tế, Hoa ngữ chỉ là một trong họ ngôn ngữ Trung Quốc có ngữ điệu thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng: Hán ngữ, Hoa ngữ, hay Trung văn (Hànyǔ, Huáyǔ, hay Zhōngwén). Mặc dù văn viết (wén – 文) giống nhau từ đầu thế kỷ 20 là bạch thoại (nghĩa là thứ tiếng b́nh dân dựa trên tiếng Quan Thoại) được sử dụng gần như cùng một bộ chữ Trung Quốc, nhưng các địa phương trên lănh thổ Trung Quốc có “văn nói” (yǔ – 語) rất đa dạng, theo Wikipedia.
Theo thông tin được cập nhật hôm sau th́ thấy Bộ GD & ĐT xác dịnh đối tượng học tiếng Hoa là “học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam”. Một loạt câu hỏi khác xuất hiện từ điểm này.
Nếu phổ cập 4 tiết mỗi tuần trong các trường, vậy vào các giờ học tiếng Hoa, học sinh không phải sắc tộc Hoa sẽ nghỉ học? hay là sẽ có riêng lớp và giờ phụ trội cho học sinh sắc tộc Hoa?
Tại sao sắc tộc Hoa được ưu đăi học tiếng mẹ đẻ, trong khi rất nhiều dân tộc thiểu số khác song song tồn tại trên lănh thổ Việt Nam và vượt trội sắc tộc Hoa về dân số, th́ không?


Kết quả tổng điều tra dân số chính thức của Tổng cục Thống kê năm 2009 cho thấy dân số các sắc tộc sinh sống trên lănh thổ Việt Nam như sau: Dân tộc Tày có 1.626.392 người – Dân tộc Thái có 1.550.423 người; Dân tộc Mường có 1.268.963 người – Dân tộc Nùng có 968.800 người – Dân tộc Khmer có 1.260.640 người – Dân tộc Chăm có 132.873 người – Dân tộc Hoa có 823.071 người (tập trung nhiều nhất tại Sài G̣n, Đồng Nai, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, B́nh Dương, Bắc Giang ).
Như vậy nếu xét trên phương diện b́nh đẳng xă hội th́ thứ tự ưu tiên chính đáng phải thuộc về các dân tộc thiểu số khác chứ không thuộc về người Hoa.


Rơ ràng chính sách phân biệt đối xử này trái với đạo đức và chắc chắn không được xă hội chấp nhận. Mặt khác, trong thực tế các dân tộc thiểu số tại Việt Nam vẫn có trường lớp dạy thêm tiếng mẹ đẻ. Một chính sách đúng đắn là hỗ trợ và khuyên khích nhân rộng học tiếng mẹ đẻ trong các cộng đồng, chứ không phải là đưa thành chương tŕnh phổ cấp tại các trường trong khi nhà nước không đủ sức bao sân hết tất cả các sắc tộc.
Cũng theo tinh thần của Bộ GD & ĐT, th́ tiếng Hoa cho học sinh sắc tộc Hoa, chứ không phải Trung văn là ngoại ngữ chính thức trong cho hệ tiểu học và trung học cơ sở.
Theo tôi, nếu trong tương lai, tiếng Trung được đưa vào chương tŕnh giảng dạy là điều tốt, nhưng nên là ngoại ngữ thứ hai trong nhóm các ngoại ngữ khác mà học sinh có thể tuỳ ư tự chọn sau tiếng Anh.
Việt Nam cũng nên học tập các quốc gia có hệ thống giáo dục văn minh, có kinh nghiệm lâu đời, tức là ngoại ngữ thứ hai được tự chọn bắt đầu từ cấp II chứ không bắt đầu từ tiểu học.


Đổ lửa vào thùng thuốc súng
Nếu không phải là cố ư với ẩn ư nào đó, tôi cho rằng dự thảo đưa tiếng Hoa vào nhà trường của Bộ GD & ĐT trong t́nh h́nh hiện nay là ngu xuẩn.
May mắn cứu vớt cho sự ngu xuẩn này là Bộ GD & ĐT đă đưa ra xin ư kiến rộng răi của dư luận, chứ chưa phải là sự thực thi hay thử nghiệm.
Không cần phân tích nhiều, suốt trong thời gian dài, nổi cộm từ năm 2009 và đỉnh điểm từ mùa hè năm 2011, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đối với Trung Quốc và đối với dân đă làm mất hoàn toàn niềm tin vào sự chính danh của chế độ.


ĐCSVN đă và đang trắng trợn đưa đất nước vào sự lệ thuộc và ṿng khống chế của Trung Quốc về kinh tế, an ninh quốc pḥng và xă hội.
Chúng ta có thể bắt đầu bằng sự kiện khai thác Bauxite Tây Nguyên trong năm 2009. Bất chấp ba lần viết thư kêu gọi của Tướng Giáp, làm ngơ trước các ư kiến phản biện của nhiều đại biểu quốc hội, trước thư thỉnh nguyện với hai ngàn chữ kư của các chuyên gia, trí thức và công dân Việt Nam cảnh báo rủi ro kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi sinh và an ninh quốc pḥng trên vùng chiến lược, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn vội vă cho Trung Quốc thực hiện dự án, mà hôm nay bê bối diễn ra đang kéo theo nhiều ngàn tỷ đồng đầu tư ngoài dự toán.
Tiếp đến, việc thay đổi ngày đă định cho lễ kỷ niệm Ngàn năm Thăng Long – Hà Nội đúng vào ngày quốc Khánh Trung Quốc, ngày 1 tháng 10, đồng thời dự tính cho ra mắt bộ phim “Lư Công Uẩn – Đường tới Thăng Long” được đầu tư tiền tỷ và bị Hán hoá gần như 100%, đă làm cho dân chúng sửng sốt và phẫn nộ.


Người Hoa hiện đang nắm trong tay gần 300 ngàn hécta rừng đầu nguồn của Việt Nam với hợp đồng thuê 50 năm. Không chỉ riêng dân chúng b́nh thường, hành vi này đă bị các lăo tướng Đồng Sĩ Nguyên, Nguyễn Trọng Vĩnh cùng nhiều nhà cách mạng lăo thành sừng sỏ khác phê phán dữ dội.
Người Trung Quốc đă và đang thực hiện hơn 90% tổng thầu EPC những đề án đầu tư công quan trọng nhất của Việt Nam. Việt Nam sẽ lệ thuộc lâu dài vào công nghệ lạc hậu, dịch vụ bảo tŕ, trong khi công tŕnh nào cũng có vấn đề, không bàn giao chậm th́ trục trặc kỹ thuật. Từ các công tŕnh này, hàng chục ngàn công nhân Trung Quốc ngang nhiên có mặt ở nước ta trên khắp ba miền, c̣n nhà nước dường như phủi tay bất lực trước t́nh trạng lao động bất hợp pháp của họ và các vụ gây rối trật tự xă hội do họ gây ra.


Suốt từ năm 2007, mạnh tay và rộng khắp từ hè năm 2011, ĐCSVN đàn áp thô bạo những người tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc gây hấn trên biển đảo Việt Nam. Hành động yêu nước của nhân dân bị nhà cầm quyền mặc nhiên xem như tội phạm. Công an không ngừng sách nhiễu, trấn bức, bắt giữ tuỳ tiện các biểu t́nh viên, điển h́nh nhất là không có xét xử của toà án, đưa chị Bùi Thị Minh Hằng vào trại cải tạo giáo dục một cách phi lư, ngông cuồng, vi phạm cả hiến pháp của chính chế độ.
Rồi tỉnh Lào Cai đi theo vết đổ của Hà Nội, cũng đổi ngày thành lập tỉnh trùng với ngày quốc khánh Trung Quốc. Tiếp theo là các sự cố cờ Trung Quốc 6 sao xuất hiện trên đài truyền h́nh quốc gia Việt Nam và trong buổi đón tiếp Tập Cận B́nh, ông chủ tương lai của Trung Nam Hải.
Hàng triệu người Việt cay đắng và xót xa trước sự im lặng nhục nhă của các phương tiện truyền thông nhà nước trong các ngày kỷ niệm tưởng nhớ các chiến sĩ đă anh dũng hy sinh chống lại bành trướng Bắc Kinh, bảo vệ Tổ quốc.


Danh sách có thể c̣n rất dài nữa, nhưng thiết nghĩ đă quá đủ để chứng minh cho bản chất qụy lụy Trung Quốc của ĐCSVN, âm mưu bán rẻ lợi ích và chủ quyền đất nước để duy tŕ độc quyền cai trị và đặc lợi để làm giàu riêng.
Cho nên, thông tin đưa tiếng Hoa vào trường phổ thống cơ sở, lại đúng ngay vào ngày tưởng nhớ 64 chiến sĩ đă bỏ ḿnh trong cuộc đối đầu chống Trung Quốc xâm lược quần đảo Trường Sa trong ngày 14/03/1988, ngay tức khắc trở thành mồi lửa ném vào thùng thuốc súng căm giận.
Các diễn đàn điện tử trong và ngoài luồng sôi sục mấy hôm nay. Trên Facebook người ta lập “Hội phản đối Bộ giáo dục dạy tiếng Hoa trên lănh thổ Việt Nam”. Đọc các comments trên mạng mới thấy dư luận biểu thị thái độ phẫn nộ kinh hoàng như thế nào.


Trịnh Kim Tiến, một cô gái trẻ từng tham gia biểu t́nh chống Trung Quốc viết: “Khi nào chó sủa được tiếng người th́ may ra ḿnh mới cho con ḿnh đi học tiếng Hoa, còn nếu không th́ chó mãi mãi chỉ được làm chó”.
Có thể phản ứng của một số người hơi thái quá, như tôi đă phân tích ở đầu bài viết về việc học tiếng Trung. Nhưng, trước sự thật về một tiến tŕnh của dân tộc Việt ngày càng gần tới đích bị Hán hoá như Ngàn năm Bắc thuộc trong lịch sử quá rơ ràng qua danh sách các sự kiện nêu trên, th́ phản ứng dù thái quá hơn nữa, cũng là điều dễ hiểu và không có ǵ ngạc nhiên!
Kiệt sức
Học sinh đang “lùn” v́ học quá tải?” là bài viết mô tả sức nặng của chiếc cặp đựng sách vở với quá nhiều môn học, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và sự trưởng thành của các em học sinh nhỏ.


Trong khuôn khổ hướng dẫn của Bộ GD & ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với giáo dục tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung, giảm tải các môn học và hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, bài báo trích lời ông Trần Thành Mỹ, giám đốc Bệnh viện Chấn thương Chỉnh h́nh TPHCM cho biết “t́nh trạng vẹo cột sống ở tuổi học đường được đánh giá là loại tật có chiều hướng gia tăng ở học sinh với tỉ lệ rất đáng lo ngại, đứng thứ nh́ sau cận thị học đường. Tật này chủ yếu là do mang vác nặng, quá sức, hoặc mang vác lệch một bên, liên tục trong thời gian dài”.
Mới đây, ngày 29/2/2012, bài “Càng giảm tải càng quá tải” cho thấy “sau nhiều lần Bộ GD & ĐT thay sách giáo khoa, nhưng quá tải vẫn hoàn quá tải khiến dư luận bức xúc. Năm học 2011-2012, Bộ đă triển khai giảm tải chương tŕnh từ tiểu học đến trung học phổ thông. Tuy nhiên sau hơn 5 tháng triển khai, ghi nhận từ các trường cho thấy việc giảm tải c̣n vụn vặt, thiếu logic, và dường như chỉ là cách đối phó nhằm làm “hài ḷng dư luận”.


Một bài khác với tựa đề ““Quá tải v́… bồi dưỡng học sinh giỏi” cho thấy, “ngoài lịch học thêm kín mít, học sinh ở nhiều trường c̣n phải “chạy đua” học các lớp bồi dưỡng học sinh giỏi, mặc dù có em chỉ đạt học lực trung b́nh”.
Bài báo dẫn lời một phụ huynh: “Thấy con về bảo được đi bồi dưỡng học sinh giỏi mà giật ḿnh v́ lực học của con ở cấp I chỉ trung b́nh. Giờ ngày nào con tôi cũng ngập trong bài tập cô giao, không có thời gian nghỉ ngơi. Gia đ́nh vừa mừng lại vừa lo con quá sức”.
Trong t́nh cảnh học hành ở Việt Nam như thế mà Bộ GD & ĐT lại định cho thêm 4 tiết tiếng Hoa (hay tiếng Trung) mỗi tuần nữa lên đôi vai bé bỏng của các em nhỏ ư?


Kết luận
Mọi giải tŕnh nên hay không nên với đề án bắt các em tiểu học và trung học cơ sở học thêm Trung văn hay tiếng Hoa cho riêng sắc tộc Hoa, đều vô ích. Có quá nhiều thứ không hợp lư, lủng củng, mâu thuẫn và chưa thích ứng!
Bộ GD & ĐT đang đứng trước ngổn ngang, bề bộn của vô số các việc khác phải làm và hoàn thiện, trước khi có thể tham lam, phản khoa học, chất thêm sức nặng vào con thuyền chịu đựng của học sinh mà nước đă sắp tràn vào.
C̣n nếu v́ sự lệ thuộc, bám chân Trung Quốc mà vội vă thực hiện th́ hậu quả là sự chống đối của toàn dân sẽ c̣n lên cao hơn gấp bội!
© 2012 Lê Diễn Đức – RFA Blog
johnnydan9_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Van.jpg
Views:	4
Size:	17.2 KB
ID:	366606  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.