Chính sự chọn lựa của họ đă tạo nên số phận họ, những người mẹ đơn thân.
Họ chọn con đường làm mẹ đơn thân, không phải họ quá mất niềm tin vào đàn ông, cũng không phải kém xinh mà không t́m nổi một tấm chồng. Đơn giản, họ cho rằng, quỹ thời gian của họ không c̣n nhiều để tạo dựng một gia đ́nh hoàn hảo. Họ, những người mẹ đơn thân, đă chọn cách tạo dựng một gia đ́nh nhỏ bằng việc thêm một đứa con. Và đó là quyết định họ đă cân nhắc đong đếm, không phải tự nhiên mà có được.
|
Ảnh minh họa. |
Nhà văn Trang Hạ, trong một tản văn, viết rằng: “Hạnh vận của đời không thể biến không thành có, nếu người phụ nữ chẳng xắn tay áo lên lựa chọn, và mỗi lựa chọn ở khoảnh khắc quyết định sẽ dẫn cuộc đời ta đi về một tương lai khác nhau”. Những phụ nữ trong phóng sự này, chọn con đường không lấy chồng, nhưng mong muốn được làm mẹ. Trong khoảnh khắc quyết định đó, họ đă hướng tương lai của ḿnh về một hướng khác: Làm mẹ đơn thân.
Tôi thèm được làm mẹ
Đang làm trưởng pḥng mỹ thuật tại một công ty quảng cáo thuộc top 5 của TP.HCM, lương hơn 1.000 USD/ tháng, đùng một cái, chị Hương Lan xin nghỉ làm để đi Hà Nội có việc riêng. 6 tháng sau, chị rủ tôi ăn trưa “tám” chút, lâu ngày quá rồi. Tôi vui v́ được gặp thăm chị. Chị đón tôi với cái bụng lùm lùm khó hiểu. Tôi hỏi, chị cười rất vui, 4 tháng rồi em, kết quả của 2 tháng “đóng đô” ở Hà Nội đó.
Hỏi kỹ hơn mới biết, chị chọn Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội để thụ tinh đứa con của ḿnh. “Bố của nó là một thanh niên Hà Nội thua chị cả chục tuổi. Chị chỉ làm quen trên mạng và xin con giống thôi, chuyến đi Hà Nội hơn nột tháng để làm việc đó”, chị kể một cách tự nhiên. Tôi thắc mắc, tại sao không chọn có con một cách tự nhiên, khi không lại tốn gần 30 triệu để thụ tinh tại bệnh viện. Chị Lan lắc đầu: “Không yêu, không muốn ràng buộc, không thể… tự nhiên được. Như vậy tốt hơn”.
Khác Hương Lan, Y. Hoàng đang là trưởng đại diện một tờ báo lớn tại Hà Nội, một ngày đẹp trời cách đây bốn năm, chị quyết định “bỏ cuộc chơi”, nghỉ việc sinh con với… anh chàng người yêu cũ, cũng độc thân và đang làm việc cho một cơ quan truyền thông “chính thống”. Suốt thời gian mang thai và sinh thằng bé, anh chàng người yêu cũ chu cấp cho Y.Hoàng đầy đủ, từ tiền thuê nhà nguyên căn ở Hà Nội đến tiền mua sắm tiện nghi trong nhà, thuê người làm… đều không thiếu một thứ ǵ.
Bạn bè hỏi Hoàng, sao không cưới đi, cả hai đều độc thân mà. “Hết yêu lâu rồi, làm sao cưới? Bà mẹ của ông kia nay đă 80 tuổi, cũng thắc mắc bảo sao không cưới. Nhưng tôi thà chấp nhận không chồng, chứ tôi chả thể nói chuyện với ông ấy lâu hơn 30 phút”. Sau khi có con hơn một năm, bạn bè vẫn nhận được thông tin, Y.Hoàng đưa thằng bé du lịch khắp nơi và có mở kinh doanh nhỏ riêng bằng tiền chu cấp ban đầu của ông bạn là cha đứa bé đó.
Trường hợp thứ ba là Thu Th (Hà Nội), một cán bộ ṭa án quận. Th yêu một thẩm phán đă có gia đ́nh , 36 tuổi, cô quyết định có con với người yêu mà không cần ràng buộc bằng hôn nhân. Gia đ́nh gốc là vùng quê c̣n nặng lễ giáo phong kiến ở miền Bắc, Th quyết định thuê một thanh niên ở Hà Nội, tổ chức đám cưới đầy đủ nghi lễ và mời bà con, bạn bè đầy đủ. Sau đó, bạn bè hoàn toàn không một lần được gặp lại “người chồng” đó nữa.
Cơn lốc những toan tính mưu sinh của cuộc sống cũng kịp cuốn mọi thắc mắc đi. Những khi con ốm, con đau, phải nhờ đến bạn bè, Th mới chân thành bộc bạch : “Phải chọn cách thuê chồng để làm yên ḷng các cụ ở quê, nếu chỉ c̣n một ḿnh tôi, chưa chắc tôi phải chọn cách “che mắt thiên hạ” khổ sở vậy”. Thế nhưng, khi kết thúc câu chuyện, Th đều nói: “Tôi đang hạnh phúc với vai tṛ mẹ đơn thân. Vậy là đủ rồi”.
Có ǵ sai không?
Ba câu chuyện, ba hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả có chung một điểm là những phụ nữ chọn làm mẹ đơn thân này đều có vị trí nhất định trong xă hội, có cuộc sống độc lập về kinh tế cũng như quan điểm sống. Họ trân trọng và có niềm lạc quan trong cuộc sống, không thấy việc lấy một ông chồng thú vị hơn có đứa con.
Cho dù, sự tin yêu của họ dành cho đấng mày râu không đến nỗi “quá tệ” như sự gán ghép của một số người :“Nhiều người cho rằng, chúng tôi chán đàn ông, thất vọng họ hoặc nhỡ yêu người đă có gia đ́nh, nên chọn giải pháp này. Điều này có thể đúng một số hoàn cảnh, nhưng chưa hoàn toàn là vậy. Tuy nhiên, tôi không cổ súy cho những ai muốn chọn cách có con như ḿnh”, Thu Th tâm sự.
Lan năm nay chị đă 42 tuổi và cô con gái của chị đă gần 2 tuổi. Gặp lại chị cuối tuần trước, trông chị có vẻ đẹp đằm thắm của bà mẹ một con, song đôi mắt trông sâu hơn và tóc không c̣n thả bồng bềnh xoăn gợi cảm, môi luôn tô son hồng như trước nữa, thay vào là sợi dây buộc tóc gọn gàng trên khuôn mặt không son phấn.
Chị Lan cho biết, phải t́m việc làm v́ đă hết tiền để dành rồi. “Nếu c̣n tiền tiêu, có thể chị tiếp tục ở nhà để bé lớn hơn chút nữa. Chơi với con không biết chán, hạnh phúc lắm em à”, chị vui vẻ kể.
Vậy với những cô gái đang muốn trở thành mẹ đơn thân, chị có lời khuyên nào không?. “Thật ḷng là không nên. Khó trăm bề, từ tinh thần, vật chất cho đến chăm con. Chị đă chuẩn bị mọi thứ rồi, nhưng đôi khi cũng thấy hụt hẫng”, chi Lan bộc bạch. Với người đàn ông trẻ ở Hà Nội, chị nói, chị vẫn cho phép được liên lạc thăm con, nhưng mọi giúp đỡ vật chất hoàn toàn không nhận. “Nếu năm xưa chị có con với người chị yêu, việc nhận hỗ trợ vật chất là điều dễ dàng hơn”, chia tay, chị Lan nói ngắn gọn.
Có lẽ cũng giống suy nghĩ của chị Lan, mà Y.Hoàng tỏ ra rất thoải mái khi nhận mọi trợ cấp của người cha đứa con ḿnh. “Không yêu nhưng trách nhiệm phải có. Dù không c̣n thường xuyên, nhưng tôi không lấy làm khó chịu khi nhận tiền từ người cha của con ḿnh. Chính v́ quan điểm đó, tôi chọn làm mẹ đơn thân, mà khi cần, tôi vẫn có thể chia sẻ, nương tựa”, Y.Hoàng nói.
Làm mẹ đơn thân, xu hướng đó đang được bàn căi nhiều trên các mạng xă hội. Người đồng t́nh bởi cho đó cũng là bước để “giải phóng phụ nữ”, kẻ phản đối thường lấy truyền thống văn hóa gia phong có sẵn để biện minh.
Tất cả đều đang cố gắng bảo vệ quan điểm của ḿnh. Bản thân những bà mẹ đơn thân, qua tiếp xúc, hoàn toàn không có mẫu số chung cho tất cả. Nghĩa là, ngay cả những điều xă hội đang luận tội họ, cũng sai. Những lời cổ súy ủng hộ tối đa, cũng chưa hoàn toàn đúng. Chọn làm mẹ đơn thân, có thể đến với những phụ nữ từ 101 lư do, không ai giống ai.
Tuy nhiên, có thể, mẫu số chung duy nhất mà người viết bài này có thể nhận thấy ở họ là sự dũng cảm, có trách nhiệm với bản thân, mong muốn được làm mẹ và có niềm lạc quan sống hơn hẳn những người phụ nữ chỉ biết nhắm mắt lấy chồng rồi ngồi than thân trách phận.
Những cá tính đó, không phải dễ có ở những phụ nữ sống theo mô típ truyền thống và cam chịu. Và người ta gọi họ là những phụ nữ hiện đại, đi lệch văn hóa Á đông, song thực tế, họ không coi ḿnh là thuộc mô típ nào, bởi mỗi điều giản dị: Phụ nữ truyền thống hay hiện đại, chỉ một mong muốn được làm mẹ th́ có ǵ sai trái?.
Lạc Sơn