Phải trả nhiều tiền hơn song nhiều sản phụ vẫn bước vào bệnh viện tư nhân cao cấp. Cơ hội cũng theo đó mà đến với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. 6h một ngày đầu tháng 4/2012, khu khám thai tại bệnh viện Từ Dũ (quận 1, TP.HCM) đông nghẹt người. Để kịp lấy số thứ tự đợi khám, có người phải đi từ 5h. Đến trưa, vẫn c̣n cả trăm người ngồi chờ.
Biết không đến lượt ḿnh trong ngày, chị Hải Yến (nhà quận 9, TP.HCM) quyết định rời Từ Dũ qua một bệnh viện tư nhân gần đó. Tại bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài G̣n, cùng thời gian trên, người đến khám thai ngồi trong pḥng đợi có hệ thống điều ḥa, khung cảnh thư thái, dễ chịu. Bước vào pḥng khám, chị Yến được hướng dẫn, phục vụ tận t́nh.
Thực tế, từ việc mướn bà mụ về nhà đỡ đẻ với chi phí có thể tính là 0 đồng ngày xưa, đến nay người ta sẵn sàng bỏ ra cả trăm triệu đồng chỉ dành cho việc sinh nở với chất lượng dịch vụ của các bệnh viện phụ sản tiêu chuẩn 4-5 sao.
|
Ảnh minh họa. |
"Đi đẻ 5 sao"
Trước kia, dù có nhiều tiền, người dân cũng khó ḷng tiếp cận được những dịch vụ phục vụ việc sinh đẻ một cách hoàn hảo. Thế nên sinh đẻ không chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của những bà mẹ và gia đ́nh mà quan trọng không kém, đó là lần vượt cạn đầy thách thức. Không ít người có tiền phải ra tận nước ngoài để t́m kiếm và hưởng thụ dịch vụ sinh đẻ chất lượng cao. Đáp ứng nhu cầu này, tại Việt Nam, đă có những bệnh viện tư nhân hạng sao mọc lên.
Tính đến năm 2010, bên cạnh các bệnh viện phụ sản công, bệnh viện phụ sản tư nhân hầu như ít được biết đến. Cho tới cuối năm 2011, cả nước đă xuất hiện một vài gương mặt mới trong lĩnh vực này với những cái tên đếm trên đầu ngón tay như: Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài G̣n (TP.HCM), Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc (B́nh Dương), và mới đây nhất là Bệnh viện Phụ sản An Thịnh - bệnh viện phụ sản tư nhân đầu tiên tại Hà Nội chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2011.
Bệnh viện Việt – Pháp (FV) tuy không chuyên thai sản nhưng cũng được đánh giá là bệnh viện có dịch vụ về phụ sản thuộc hàng tốt nhất hiện nay và mức giá cho một lần sinh đẻ cũng thuộc hàng VIP. Một sản phụ cho hay, chị đă bỏ ra trên 100 triệu đồng cho 5 ngày sinh và nằm nội trú tại bệnh viện để được hưởng dịch vụ chăm sóc tốt nhất theo tiêu chuẩn bệnh viện – khách sạn 5 sao như pḥng VIP, có dịch vụ massage, xông hơi...
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, những ngày đầu năm 2012, hầu như ngày nào bệnh viện cũng vào thể quá tải, đứng thứ 2 sau Bệnh viện Từ Dũ. Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tuy được đầu tư tư nhưng lại được biết đến bởi tay nghề bác sĩ giỏi nên danh tiếng được nhiều tỉnh lân cận biết đến.
Bệnh viện An Sinh, Bệnh viện Quốc tế Vũ Anh, tuy không chuyên lĩnh vực phụ sản những cũng là lựa chọn cho không ít bà mẹ trẻ, có điều kiện. Giá tiền pḥng nằm tại An Sinh và Vũ Anh từ 1,2 triệu đồng/ ngày trở lên. Và sản phụ nếu sinh mổ trọn gói kể cả tiền pḥng tại các bệnh viện tư này, tổng chi phí lên đến 20 triệu là b́nh thường.
Một bác sĩ của bệnh viện phụ sản quốc tế Hạnh Phúc cho biết, phí cho một ca sinh pḥng VIP tại bệnh viện từ 50 triệu đồng trở lên nhưng hiếm khi có pḥng trống. Trung b́nh, trong suốt quá tŕnh mang thai, một thai phụ phải khám định ḱ khoảng trên 10 lần, trong đó bao gồm nhiều lần siêu âm và làm xét nghiệm. Tính cả chi phí lúc sinh, một sản phụ có thể phải trả phí tới cả trăm triệu đồng.
Đây không phải là số tiền nhỏ đối với nhiều đối tượng người lao động. Thế nhưng, bà Nguyễn Thục Anh, chủ tịch điều hành bệnh viện phụ sản quốc tế Hạnh Phúc cho biết, chỉ trong ṿng hai tháng đầu năm 2011 (kể từ lúc bệnh viện đi vào hoạt động), bệnh viện này đă đón trên 50 em bé trào đời và khoảng 2000 lượt người đến thăm khám bệnh. Điều này chứng tỏ, mặc dù chi phí đắt đỏ theo tầm bệnh viện – khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế nhưng vẫn không ít người sẵn sàng bỏ tiền ra để được hưởng dịch vụ chất lượng cao.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000, bệnh viện phụ sản quốc tế Sài G̣n là bệnh viện phụ sản tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp những dịch vụ chất lượng cao theo mô h́nh bệnh viện – khách sạn. Mức phí khám thai và sinh đẻ tại đây không hề rẻ nếu so sánh với các bệnh viện công khác.
Chẳng hạn, phí khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ là 900 đồng - 3.000 đồng/ lần khám, th́ tại bệnh viện phụ sản quốc tế Sài G̣n là 80.000 đồng – 120.000 đồng/ lần khám (cao gấp cả trăm lần). Thế nhưng đại diện bệnh viện này cho hay, ngay từ khi thành lập, bệnh viện luôn trong t́nh trạng quá tải trên 100%.
|
Ảnh minh họa. |
Không bao giờ thừa
Khi PLVN liên hệ với các bệnh viện phụ sản tư nhân th́ hầu hết các bệnh viện đều từ chối trả lời thông tin liên quan đến vấn đề hoạt động kinh doanh. Không có con số doanh thu và lợi nhuận cụ thể nhưng chỉ cần nh́n vào bảng giá dịch vụ và t́nh trạng đông nghẹt bệnh nhân, sự quá tải tại những bệnh viện này cũng có thể đánh giá hoạt động kinh doanh của những bệnh viện này là rất ổn.
Bên cạnh sự quá tải, chất lượng cơ sở vật chất thiếu thốn, chất lượng dịch vụ thấp kém tại nhiều bệnh viện phụ sản công th́ xu hướng tận hưởng dịch vụ sản phụ khoa ngày càng cao của người dân sẽ là yếu tố tiềm năng vô cùng thuận lợi đối với các bệnh viện phụ sản tư nhân.
Một bác sĩ trong ngành cho hay, chỉ cần đáp ứng được những dịch vụ sản phụ khoa tương đương các bệnh viện công hiện tại th́ đầu tư vào bệnh viện phụ sản tư nhân cũng không bao giờ là thừa. Đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, được đánh giá là thời điểm bùng nổ trẻ sơ sinh bởi năm nay được coi là năm rồng vàng.
Theo một khảo sát bỏ túi của pḥng nghiên cứu thuộc công ty chứng khoán Bản Việt với các bác sĩ sản khoa, th́ số lượng phụ nữ có thai đến khám thai đă tăng 2,5 lần so với cùng thời điểm này năm ngoái. Năm rồng 2000 cũng được cho là năm tốt để sinh con. Theo một báo cáo nghiên cứu dân số vào năm đó, chỉ trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ sinh đă tăng 8,3% so với năm trước. Và năm 2012 này, dự báo tăng 30% so với năm ngoái.
Mặc dù tỉ lệ sinh trung b́nh có giảm xuống (năm 2001 tỉ lệ con trên mỗi phụ nữ là 2.25, th́ năm 2010, tỉ lệ này đă giảm xuống c̣n 2, tức cứ mỗi phụ nữ trung b́nh sinh hai con), nhưng mức độ tăng dân số vẫn cao. Nhiều nhà kinh tế cho rằng năm 2012 sẽ có số lượng trẻ sơ sinh tăng vọt với tỉ lệ tăng cao hơn 12 năm trước.
Ngoài lư do quan niệm tâm linh năm Nhâm Th́n là năm tốt th́ một phần nữa là do đa phần dân số Việt Nam đang ở độ tuổi lập gia đ́nh và sinh con lần đầu. V́ vậy, việc có thêm nhiều em bé trong năm nay cũng là một chu kỳ phát triển dân số tự nhiên khó tránh được của Việt Nam.
Như vậy, tiềm năng để đầu tư vào bệnh viện phụ sản vẫn c̣n không nhỏ, từ nhu cầu quá lớn. Trong khi, nhu cầu đáp ứng từ bệnh viện công dường như đang giậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi về dịch vụ.
Lê Khanh