Hơn một tuần qua, người Đà Nẵng kêu trời v́ hệ thống giao thông thông minh do Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ 4,2 triệu euro.
Các chuyên gia Tây Ban Nha cũng than v́ “văn hóa giao thông” kỳ cục ở Việt Nam. Tuy vậy, hệ thống giao thông thông minh tiêu chuẩn Châu Âu cũng đành phải chiều theo cách đi lại của người dân TP.
Đèn giao thông được lắp đặt liên tục trên đường Nguyễn Văn Linh.
Dân kêu trời
Dự án cải thiện tín hiệu đèn giao thông Đà Nẵng, hướng đến hệ thống giao thông thông minh, được Chính phủ Tây Ban Nha tài trợ với tổng kinh phí 4,2 triệu euro (trong đó vốn đối ứng trong nước là 0,7 triệu euro), do Ban Quản lư các dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng thực hiện. Dự án lắp mới thêm 42 nút đèn tín hiệu, cải tạo 22 nút đèn giao thông cũ, lắp đặt 36 camera chuyên dụng cùng hệ thống kết nối quản lư vận hành tự động tại trung tâm, nâng số lượng đèn tín hiệu giao thông tại trung tâm thành phố lên 108 bộ... sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013.
Đây là hệ thống đèn tín hiệu giao thông được vận hành bằng phần mềm tương tác với thực tế đô thị qua hệ thống camera hiện trường. Đặc biệt là có thể tương thích thiết bị đo đếm lưu lượng xe trên đường, từ đó có phương án hiệu chỉnh tối ưu với nhiều phương án như: Làn sóng xanh; ưu tiên ḍng chính; khớp nối thời gian chờ... được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên, sau một tuần vận hành thử, hệ thống đèn tín hiệu này bị người dân kêu trời v́ bị “dừng” nhiều lần do trụ đèn được bố trí khá dày. Có những đoạn đường vài trăm mét đă có 3, 4 trụ tín hiệu...
“Nháy vàng hoán đổi”
Ông Đặng Nam Sơn - Giám đốc Trung tâm Quản lư, vận hành đèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng - chia sẻ: “Do văn hóa giao thông của người Việt ḿnh c̣n kém. Chưa quen đi lại theo tuyến, theo làn. V́ vậy từ chỗ toàn thành phố có 22 cột đèn giao thông, nay tăng lên gần gấp 3 đă thay đổi thói quen đi lại của người dân, nên gây tâm lư bức xúc. Mặc dù hệ thống phần mềm điều khiển tích hợp camera thông minh, từ đó có phương án “xanh, đỏ” thích hợp, nhưng do các phương tiện cùng lưu thông trên một tuyến, một làn nên máy không đo đếm nổi, chúng tôi đành phải đếm... thủ công rồi điều chỉnh”.
Ông Pedro Vazquez Quintanilla - Giám đốc điều hành Cty SICE, một đơn vị có kinh nghiệm hơn 90 năm trong lĩnh vực lắp đặt hệ thống đèn giao thông ở Tây Ban Nha - cũng than: “Người dân sẵn sàng nêm ḿnh trong mớ ùn tắc đến hàng giờ, nhưng khi chờ 30 giây qua đèn đỏ th́ lại tỏ ra khó chịu”. Sau một tuần thử nghiệm, hiện nhiều điểm tín hiệu giao thông ở Đà Nẵng đă chuyển sang “nháy vàng hoán đổi”, nhằm mục đích để người dân quen dần.
Về lâu dài, các chuyên gia cho biết phần mềm và thiết bị sẽ được hiệu chỉnh, cài đặt cho phù hợp với văn hóa giao thông và phương tiện đi lại của người Việt. Dự kiến sau khi đầu tư hoàn chỉnh, bàn giao sử dụng, Đà Nẵng sẽ có hệ thống giao thông thông minh bậc nhất hiện nay của cả nước.
Theo Tâm Lân
Lao Động