Nguy hiểm, khổ cực, đói khát và bệnh tật lấn át nỗi sợ về gánh nặng nợ nần khiến anh Phùng Bá Ngọc quyết định trở về nước sau 3 tháng t́m kiếm vận may ở Angola. Nợ chồng thêm nợ khi vợ anh phải gửi tiền sang để "chuộc" chồng về.
Gặp vợ chồng anh Phùng Bá Ngọc (SN 1976, trú tại xóm Khoa Đà 3, Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) trong ngôi nhà khang trang, như hiểu được sự ngạc nhiên của tôi, anh nói: “Thực ra kinh tế gia đ́nh tôi không đến nỗi khó khăn nhưng ḿnh c̣n trẻ, có sức khỏe lại muốn kiếm ít vốn để dành cho các con nên quyết định đi một chuyến Angola. 3 tháng ở bên đó thực sự là nỗi kinh hoàng, ám ảnh tôi suốt nhiều năm sau”.
Anh Phùng Bá Ngọc vẫn chưa hết sợ hăi sau 3 tháng t́m kiếm vận may ở Angola
Thông qua một đường dây môi giới xuất khẩu lao động chui ở xă Nghi Mỹ (Nghi Lộc, Nghệ An), anh Ngọc đi Angola với giá 145 triệu đồng kèm theo lời hứa hẹn công việc ổn định, lương tháng từ 1.000USD trở lên. “Sang đến nơi mới biết công việc th́ ít mà người Việt ḿnh th́ đông như kiến cỏ. Đợi một thời gian vẫn không được bố trí việc làm, tôi được chủ thầu mang đi gửi làm cho một công trường xây dựng khác. Ở nhà, nghe lời môi giới cứ nghĩ sang đó hốt bạc nhưng sang rồi mới biết cực khổ trăm bề. Việc cũng chẳng có mà làm. 3 tháng ở Angola nhưng tôi chỉ làm được 36 ngày công, gửi về cho vợ được 1.000USD”.
Không có công việc chưa phải là điều khiến anh Ngọc sợ hăi. Theo anh, ở Angola, các lao động Việt Nam sợ nhất 3 thứ: Bệnh tật, cướp bóc và bị cảnh sát sở tại bắt giữ. Nhiều lao động Việt Nam được bố trí ăn ở trong những lán trại tồi tàn với điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng yếu nên t́nh trạng ô nhiễm môi trường hết sức trầm trọng.
“Ruồi muỗi kinh khủng. Ăn cơm phải mang cả bao tay, bao chân mới có thể ngồi yên mà ăn được. Ăn xong th́ chui vào màn ngồi ngay nếu không muốn làm mồi cho muỗi. Bởi vậy hầu hết người Việt Nam ở đây đều bị sốt rét, ít nhất là một lần. Mà đă bị sốt rét rồi th́ phải vào viện điều trị với chi phí tốn kém và có nguy cơ bị lại. Không được điều trị đúng cách hay nói đúng hơn là chỉ bằng mấy viên kư ninh đưa sang từ Việt Nam, một số lao động người ḿnh bên đó đă phải bỏ mạng v́ bệnh sốt rét rồi” - anh Ngọc rùng ḿnh. Bản thân anh Ngọc cũng đă từng 1 lần vào viện điều trị bệnh sốt rét.
Lao động Việt Nam trên một công trường xây dựng ở Angola
Không những thế, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh không đảm bảo khiến nhiều lao động c̣n mắc các chứng bệnh ngoài da khác.
Không được bố trí việc làm như đă hứa trước khi đi, các lao động c̣n phải chịu cảnh ăn uống kham khổ. Thức ăn chủ lực của họ chỉ là cá và gà gô đông lạnh, rau xanh hết sức hiếm hoi. Thậm chí, nhiều lao động phải tự kiếm thức ăn cho ḿnh bằng cách giă ngô, đậu rồi nấu ăn thay cơm hay hái rau dại cải thiện thêm.
“Nhưng đáng sợ nhất là nạn cướp bóc diễn ra như cơm bữa. Nhẹ th́ bị lột điện thoại, vét sạch tiền, nặng th́ mất mạng như chơi. Tối đến, anh em ḿnh chỉ có cách đóng cửa ngồi trong lán để tránh các toán cướp người Phi xông vào. Chúng thường được trang bị súng trường để đi cướp. Cứ xông vào lán, chằng cần nói năng ǵ nhiều, chúng dùng báng súng táng thẳng vào đầu, vào mặt là ai cũng phải tự động nộp tài sản để bảo toàn tính mạng. Có người Việt ḿnh chết v́ bị cướp bắn rồi”, anh Ngọc kể tiếp.
Không chỉ bị nạn cướp bóc hoành hành, một nỗi sợ hăi mà bất cứ lao động người Việt nào cũng phải trải qua đó là bị cảnh sát sở tại “làm luật”. Hầu hết người lao động sang Angola bằng c̣n đường du lịch hoặc thăm thân, do vậy hộ chiếu được cấp có thời hạn rất ngắn. Nắm được điểm yếu đó, lao động Việt Nam thường bị kiểm tra hộ chiếu đột xuất.
Nhiều lao động Việt Nam tại Angola phải sống trong những lán trại chật chội, điều kiện vệ sinh không đảm bảo và phải đối diện với nạn cướp bóc hoành hành.
“Người nào có kinh nghiệm th́ phô tô hộ chiếu, cất hộ chiếu gốc ở nhà, mang hộ chiếu phô tô theo người. Gặp cảnh sát, họ chỉ cần vẫy tay là ḿnh hiểu phải tự động đưa tiền nếu không muốn bị bắt về các trại giam. Nhẹ th́ 50 USD, nặng v́ vài trăm. C̣n nếu mang hộ chiếu thật đi, nguy cơ bị tịch thu hộ chiếu rất cao và thường phải chuộc lại với giá 500 đến 1.000USD”, anh Ngọc cho hay.
Anh Ngọc cũng phân giải, cũng bởi lao động Việt Nam phần nhiều là bất hợp pháp nên thường xuyên phải trốn chạy các cuộc truy quét của lực lượng chức năng nước sở tại. Hầu hết các cuộc truy quét đều diễn ra vào ban đêm và kéo dài cả tháng. Mỗi lần chính phủ Angola tổ chức truy quét lao động trái phép, lao động Việt Nam thấp thỏm ăn không ngon, ngủ không yên và luôn trong t́nh trạng sẵn sàng chạy trốn v́ nếu bị bắt, ngoài khoản tiền nộp phạt lên tới cả ngh́n đô la c̣n bị trục xuất về nước.
Sau nhiều cái chết liên tiếp của lao động Nghệ An tại Angola, mới đây, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nghệ An đă có công văn gửi Pḥng LĐ-TB&XH các huyện, thành, thị yêu cầu kiểm tra, thống kê, báo cáo số lượng lao động đi làm việc tại Angola. Bên cạnh đó, Sở cũng có công văn gửi UBND các huyện, thành, thị yêu cầu thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền nhằm ngăn chặn t́nh trạng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Angola bất hợp pháp, gây thiệt hại về nhiều mặt cho người lao động và mất niềm tin về công tác xuất khẩu lao động.
|
“Sau 3 tháng ở Angola, một lần vào bệnh viện, mấy lần bị cảnh sát kiểm tra hộ chiếu và chứng kiến mấy vụ cướp bóc, dù đang nợ ngập đầu nhưng tôi vẫn quyết định t́m cách trở về. Gửi về cho vợ được 1.000USD th́ vợ phải gửi sang 12 triệu đồng mới đủ tiền mua vé máy bay. Dù sao, về được là c̣n may”, anh Ngọc thở phào.
Với câu hỏi về khoản nợ trên 100 triệu đồng, chị Thúy - vợ anh Ngọc cười méo xệch: “Th́ giờ hai vợ chồng c̣ng lưng mà trả nợ chứ biết làm sao nữa. Đi chui, không giấy tờ, hợp đồng ràng buộc, làm sao mà “bắt vạ” môi giới được. Chưa biết trả bao giờ mới hết nợ nhưng đài báo đưa tin người Việt ḿnh chết ở Angola nhiều quá, anh Ngọc về được đến nhà là may lắm rồi".
Hoàng Lam