- Không chơi được về mặt pháp lư, chuyên gia Trung Quốc đề xuất cho Philippines "một cú đấm mạnh" để làm "bài học" và răn đe nước khác.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 28/4 đăng bài viết tuyên truyền, đe doạ mang tên “Philippines từ chối rút khỏi đảo cưỡng chiếm ở biển Đông. Chuyên gia: Trung Quốc cho một cú đấm mạnh để làm bài học”.
Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Bài viết cho biết, ngày 26/4/2013, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă ngang nhiên yêu cầu Philippines rút khỏi 8 ḥn đảo tranh chấp trên biển Đông, v́ họ coi đấy là “đảo của Trung Quốc” và “bị Philippines cưỡng chiếm”.
Từ trước đến nay, Trung Quốc luôn nói như thế, phàm là đảo nào, vùng biển nào nằm trong “đường lưỡi ḅ” tự vẽ bất hợp pháp của họ th́ đều họ đều tuyên bố là thuộc “chủ quyền của Trung Quốc”. Đây là tuyên bố vô căn cứ, không bằng chứng lịch và đương nhiên nó là những tuyên bố không có giá trị, không được bất cứ cộng đồng nào trên thế giới thừa nhận.
Hơn nữa, khi Bắc Kinh đă bất chấp mọi điều để tuyên bố là lănh thổ th́ đó là “lợi ích cốt lơi”, mà là “lợi ích cốt lơi” th́ Trung Quốc không bao giờ bỏ qua.
Về việc Philippines đưa vấn đề biển Đông ra trọng tài quốc tế, trong ngày 26/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă từ chối “không chấp nhận” và phản ứng lại rằng, yêu cầu Philippines rút nhân viên và thiết bị khỏi những ḥn đảo mà Bắc Kinh nhận vơ và lu loa là “của Trung Quốc” trên biển Đông, đồng thời đă “công bố tên của 8 ḥn đảo này”.
Bài báo “dẫn lời chuyên gia Trung Quốc” cho rằng, đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra yêu cầu rơ ràng như vậy, là “một bước đi lớn” trong đ̣i hỏi chủ quyền (vô lư, bất hợp pháp) của Trung Quốc ở biển Đông.
Hạm đội Nam Hải diễn tập trên biển Đông răn đe quân sự đối với các nước ven biển Đông.
Nhưng, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Del Rosario đă “vừa cứng rắn vừa mềm dẻo” đáp lại, một mặt chỉ trích Trung Quốc “chiếm đóng thực tế” (cướp đi) băi cạn Scarborough của họ, đồng thời kêu gọi Trung Quốc phải biết “quan tâm đến uy tín quốc tế” của ḿnh, cùng ASEAN xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Philippines cũng tập trung hợp tác với các bên, thúc đẩy ASEAN “cùng một tiếng nói” đối thoại với Trung Quốc.
Trả lời tờ “Thời báo Hoàn Cầu”, Tôn Tiểu Nghênh, một "học giả" của Viện khoa học xă hội Quảng Tây tuyên truyền và tỏ thái độ hung hăng, hiếu chiến những cũng hết sức nực cười và phi lư cho rằng: “Đây là một sự chuyển ngoặt, trước đây Trung Quốc đă năm lần bảy lượt nhẫn nhịn, đổi lại là đối phương được voi đ̣i tiên; hiện nay Trung Quốc ra một đ̣n mạnh, vừa là dạy cho Philippines một bài học, vừa cảnh báo nước khác”.
Trên thực tế, Trung Quốc, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nước luôn tuyên bố họ tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng lại không dám ra ṭa trọng tài quốc tế với Philippines. Các chuyên gia Trung Quốc th́ tỏ ra đuối lư trước hành động kiện ra ṭa của Philippines.
Báo Trung Quốc cũng không dám bàn luận nhiều về vấn đề này, thậm chí dư luận họ cho rằng, nếu Trung Quốc bất lợi trong vụ kiện này, sẽ làm cho Trung Quốc mất tư cách, các quan chức Trung Quốc sẽ “khó ăn khó nói”, khó làm việc với các đối tác ở ASEAN.
Trong khi đó, gần đây, Trung Quốc liên tiếp ra sức phô trương sức mạnh quân sự trên biển, diễn tập đổ bộ chiếm đảo, bắn đạn thật với các khoa mục (nhằm vào đối tượng cụ thể) trên biển Đông như pḥng không, pḥng thủ tên lửa, săn ngầm… Trung Quốc thậm chí đă đổ bộ lên băi ngầm James giáp Malaysia để “tuyên bố chủ quyền”.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Những tuyên bố về “lợi ích cốt lơi”, thúc đẩy chiến lược xây dựng “cường quốc biển” (kiểu Trung Quốc) và những hành động răn đe quân sự liên tiếp gần đây ở nhiều cấp khác nhau cho thấy, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ, mà ngược lại, t́m mọi cách hiện thực hóa “đường lưỡi ḅ” trên nhiều phương diện: chính trị, ngoại giao, quân sự, pháp lư v.v…
theo gd