- Mỹ đă lên một kế hoạch tấn công Trung Quốc bằng không và hải quân, kế hoạch này đang được thực hiện bằng việc xây dựng một ṿng tuyến kéo dài từ Nhật Bản tới Australia.
Người Mỹ hiểu rằng, sau nhiều thập kỷ âm thầm phát triển kinh tế và xây dựng lực lượng quân sự, Trung Quốc hiện nay đă trở nên khá tự tin và ngạo mạn. Nếu nước Mỹ đợi đến khi kinh tế hồi phục, rất có thể khi đó họ sẽ chẳng c̣n lại ǵ và đành ngậm ngùi nh́n Trung Quốc “điều khiển” ḿnh.
Tờ Infonet dẫn bài đăng trên tờ “Báo cáo t́nh báo hàng ngày” (Mỹ) số ra ngày 16/4, đă trích một phần trong tài liệu của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho biết, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt là Australia và Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện một bản kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc.
Mỹ đă di chuyển hơn 60% lực lượng hải quân của ḿnh về châu Á nhằm chuẩn bị cho Trận chiến không và hải quân. Ảnh một cuộc tập trân chung Mỹ - Nhật.
Tài liệu của ASPI mang tên “Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến Không – Hải và tác động đối với Australia” đă được Lầu Năm Góc phát triển từ 3 năm qua và là một thành phần không thể thiếu cho chiến lược “Trở lại châu Á – Thái B́nh Dương” của chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.
Với kế hoạch này, trận chiến Không - Hải là chiến lược phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy toàn bộ hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược.
Trận chiến sẽ được bắt đầu bằng việc Mỹ t́m cách buộc Trung Quốc phải nổ súng tấn công trước và sau đó Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch đáp trả, và thực hiện một chiến dịch kế tiếp đó nhằm làm tê liệt các hệ thống chỉ huy, kiểm soát của quân đội Trung Quốc (PLA), sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác.
Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dơi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự.
Kế hoạch trên không chỉ dừng lại trên giấy tờ, tại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương, Mỹ đă âm thầm tổ chức hàng loạt căn cứ quân sự tiền phương nối từ Nhật Bản tới Australia để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng dày đặc, di chuyển tới 60% lực lượng hải quân Mỹ về châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không ở bên ngoài lănh thổ Trung Quốc.
Australia sẽ là một “chốt chặn” vô cùng quan trọng giúp Mỹ bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt sự lưu thông của tàu thuyền Trung Quốc đi qua khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng, chiến lược Không-Hải chỉ nhằm mục đích pḥng thủ, nhưng rơ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á - Thái B́nh Dương. Chính quyền Obama đang t́m cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác. Sách Trắng Quốc pḥng năm 2009 của Australia đă xác định “có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không-Hải chống Trung Quốc”.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ phải tính đến giải pháp sử dụng biện pháp quân sự với Trung Quốc là do nền kinh tế của nước này cũng như kinh tế thế giới ngày càng xấu đi. Việc sử dụng sức mạnh quân sự sẽ thay thế vai tṛ của kinh tế và ngăn chặn việc Trung Quốc trở thành kẻ chiếm đoạt sức mạnh của Mỹ ở châu Á và trên toàn thế giới.
Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết, Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.
Tại khu vực Trung Đông, sau khi ổn định t́nh h́nh Irap, Mỹ đă rút quân về nước. Tuy nhiên, Mỹ không loại trừ khả năng tiếp tục đưa quân tới khu vực có vị trí chiến lược, nhiều tai nguyên dầu mỏ này, khi đang để ngỏ khả năng can thiệp quân sự vào Syria, khi nước này cùng đồng minh đang t́m các bằng chứng chứng minh quân chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học. Syria không chỉ giàu tài nguyên dầu khí, nước này c̣n là cửa ngơ gần nhất nối Irap ra biển Địa Trung Hải, nơi có lợi ích của cả Nga và Trung Quốc.
Lâu nay Mỹ luôn lên án chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad, và t́m nhiều cách để cấm vận nước này, đưa cuộc nội chiến Syria lên bàn nghị sự của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, nó luôn gặp trở ngại là Nga và Trung Quốc – hai nước có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an.
Trước sức ép tiêu thụ năng lượng từ nền kinh tế phát triển nóng, Trung Quốc cũng đang hướng tới Trung Đông, v́ tới sau, thậm chí nước này c̣n phải đi xa hơn tới châu Phi để t́m nguồn năng lượng. Việc Trung Quốc giúp đỡ Syria cũng không có ǵ là khó hiểu.
Nếu can thiệp vào Syria, Mỹ không chỉ đánh vào lợi ích Trung Quốc, mà c̣n hướng tới cả lợi ích của Nga ở khu vực, khi hiện nay Hải quân Nga đang thuê cảng Tartus của Syria làm nơi đồn trú của Hạm đội Địa Trung Hải.
P.V (tổng hợp)