Sau khi hạ nhiệt, mấy ngày qua, giá đô la Mỹ trên thị trường tự do lại nhảy nhót với bước tăng giá lên 21.280 đồng/USD bán ra. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 8 năm nay.
Thị trường có biến
Ngày 27/11, lănh đạo một NHTMCP trên địa bàn Hà Nội cho biết, hiện trên thị trường liên ngân hàng giao dịch vẫn rất sôi động. Tại ngân hàng này, biểu giá niêm yết giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đặt ở mức giá mua vào 21.120 đồng/USD - bán ra 21.140 đồng/USD. Vị này cũng khẳng định: Việc giá USD tự do tăng trong những ngày qua không chứng minh được thị trường ngoại tệ có biến.
Nhất là gần đây giá USD tự do không được coi là thước đo sức mua của thị trường. V́ mức độ ảnh hưởng của thị trường này đang bị thu hẹp và có thể nói là rất thấp. “Các ngân hàng không quan tâm đến sự lên xuống vài chục đồng của giá USD trên thị trường tự do”.
Điều đó minh chứng, ngày 27/11, trong khi giá USD tự do giảm xuống chỉ giao dịch ở mức 21.170 - 21.200 đồng/USD th́ giá USD giao dịch tại ngân hàng tăng nhẹ so với hôm trước khi mua vào ở mức 21.115 đồng/USD - bán ra 21.135 đồng/USD.
C̣n ngọn nguồn của sự tăng giá trên thị trường tự do trong vài ngày qua được một số chuyên gia nhận định: có thể do nhu cầu vàng trang sức đang tăng trở lại, chênh lệch giá từ mặt hàng này đủ “lấn át” ḷng tham của đối tượng buôn lậu tuồn ngoại tệ ra bên ngoài nhập lậu về.
Ngoài ra, không loại trừ nhiều người bán vàng mua USD găm giữ sau những biến động mạnh về giá của mặt hàng kim loại quư này. Một yếu tố nữa có thể tác động đến thị trường này đó là kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012. Và một lượng ngoại tệ từ kênh này đă chảy ra ngoài thị trường tự do thay v́ vào ngân hàng.
Trước tin đồn doanh nghiệp có nhu cầu DN khiến các ngân hàng lại phải đôn đáo đi gom USD? Lănh đạo một số ngân hàng khi được hỏi chia sẻ: cầu USD từ phía khách hàng vẫn không có sự thay đổi đáng kể. Phó tổng giám đốc thường trực MaritimeBank Trần Xuân Quảng cho hay: Qua báo cáo hàng ngày của cán bộ, tôi thấy hoạt động tín dụng ngoại tệ vẫn diễn ra b́nh thường không có sự thay đổi lớn nào từ phía lực cầu.
Phó tổng giám đốc phụ trách mảng ngoại hối của một NHTMCP trên địa bàn Hà Nội cho biết, cầu ngoại tệ từ phía DN của ngân hàng không những không tăng mà c̣n giảm đi. Theo vị này, dù kinh tế cải thiện nhưng có vẻ các DN vẫn chưa thực sự tự tin khi vay vốn mở rộng quy mô sản xuất. Như vậy nếu xét trên yếu tố cung - cầu ngoại tệ từ các DN không có ǵ đột biến.
Điều chỉnh tỷ giá: Cần và không
Cơ quan quản lư nói ǵ với việc thị trường đồn đoán khả năng NHNN sẽ điều chỉnh nhẹ tỷ giá khi dư địa vẫn c̣n 1 - 2%? Một lănh đạo Vụ chức năng NHNN khẳng định: Qua theo dơi trên thị trường nhu cầu ngoại tệ của NH cũng như DN đều đáp ứng đầy đủ. Trên tổng thể cung - cầu ngoại tệ không có dấu hiệu lệch pha.
Mới đây, Vụ trưởng Vụ quản lư Ngoại hối Nguyễn Quang Huy cũng cho hay: điều hành tỷ giá rất phức tạp đ̣i hỏi cân nhắc yếu tố liên quan trước khi có những điều chỉnh chính sách. Vấn đề của người điều hành xác định được áp lực tỷ giá xuất phát từ đâu để có giải pháp ứng xử với thị trường chính xác.
Nếu từ những yếu tố mất cân đối cung - cầu chắc chắn phải điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp. Song, nếu là do đầu cơ, tâm lư kỳ vọng sẽ sử dụng biện pháp khác. Với việc mua ṛng ngoại tệ tăng đáng kể dự trữ ngoại hối suốt năm qua, nếu thị trường có ư định đầu cơ, cơ quan quản lư đủ thông tin và lực để xử lư.
Chưa kể, hiện tại các ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài không quan tâm đến thị trường chợ đen v́ nhu cầu mua - bán USD đều được ngân hàng đáp ứng đầy đủ.
Mặc dù vậy có ư kiến cho rằng NHNN nên điều chỉnh tỷ giá hỗ trợ DN xuất khẩu đang gặp khó khăn khi đồng VND định giá cao hơn so với các đồng nội tệ trong khu vực. Tuy nhiên, theo một số người trong cuộc, về góc độ điều hành chính sách, NHNN cần thể hiện bản lĩnh vững vàng của góc độ điều hành trước áp lực của dư luận. Một vị nhiều thông tin trong giới ngoại tệ dẫn chứng: “Bài học kinh nghiệm chứng ḿnh điều này.
Vào đầu năm 2011, trước sức ép của dư luận và dựa trên một số tính toán có tính chất lư thuyết,… NHNN đă chủ động điều chỉnh giảm giá VND tới 9,3% so với USD. Việc điều chỉnh đó có tác động lớn đến chi phí đầu vào của hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu,…
nhập khẩu của Việt Nam, tác động lên giá thành, lên chi phí theo đó tác động lên CPI.
Trong khi đó tác động kích thích hỗ trợ xuất khẩu qua việc điều chỉnh tỷ giá th́ không thấy rơ bởi v́ thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu làm gia công, nhập khẩu nguyên liệu...”.
Do đó, thời điểm này, các chuyên gia nhận định không nhất thiết phải điều chỉnh tỷ giá. Theo một lănh đạo NHTMCP, áp lực từ thị trường cũng như áp lực vĩ mô lên tỷ giá hầu như rất thấp không đáng kể. Do vậy, theo nhận định của vị này từ nay đến cuối năm thậm chí sang năm 2014 tiếp tục ổn định, không có biến động lớn.
Theo nguồn tin riêng, sau một thời gian NHNN duy tŕ mua vào ngoại tệ của các NHTM, mấy ngày trở lại đây hoạt động này chững lại. Lư giải của một một ngân hàng nắm thị phần lớn do hiện tại giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng “tốt” hơn nên các ngân hàng không mặn mà bán USD cho NHNN. Nhưng điều đó không ảnh hưởng đến cung ngoại tệ. Vụ trưởng Vụ quản lư ngoại hối Nguyễn Quang Huy thừa nhận hơn 1 năm vừa qua NHNN đă mua lại mức dự trữ ngoại tệ khá lớn. Qua đó, giúp NHNN có thể can thiệp thị trường ngay khi cần thiết và những đối tượng muốn đầu cơ về tỷ giá th́ phải dè chừng. |
Theo
Hà Linh
Tiền phong