Theo thống kê tại Việt Nam, hiện có rất nhiều các cuộc thi người đẹp lớn nhỏ như: HH Việt Nam, HH thế giới người Việt, HH các dân tộc Việt Nam, HH Du lịch Việt Nam, Miss Teen, Miss Ngôi Sao, HH Đại Dương Việt Nam 2014….
Sự bùng nổ các cuộc thi nhan sắc cho thấy ngành công nghiệp giải trí của Việt Nam ngày càng sôi động hơn.
Từng có nhiều năm kinh nghiệm đưa các thí sinh dự thi các cuộc thi HH đạt giải cao trong nước, bà Đ.S - chủ một "ḷ" luyện hoa hậu ở Hải Pḥng chia sẻ: "Trong xă hội hiện nay việc tổ chức các cuộc thi HH là muốn chạy đua với thời đại và quảng bá thương hiệu của nhà tài trợ, chứ chưa thật sự chú trọng đến giá trị thực của nó, chất lượng cũng khác xưa rất nhiều. Có lẽ sự phù phép giải thưởng bằng giá trị đồng tiền đă biến những cuộc thi không c̣n là cuộc thi t́m kiếm tài năng và sắc đẹp nữa".
Sau cuộc thi, Á hậu 2 của cuộc thi HH Du lịch Việt Nam (ngoài cùng bên phải) đă phải rất nhiều lần gọi điện th́ BTC mới trao giải thưởng cho cô. Ảnh: TL
Ngay như việc đưa các thí sinh dự thi các cuộc thi HH trong nước, bà Đ.S cũng thực sự cám cảnh hậu trường, bởi sức ép và cường độ làm việc đến ngộp thở: "Đưa các em đi thi, thấy cảnh tổ chức cuộc thi bát nháo, thiếu chuyên nghiệp làm tôi rất xót xa. Các em đă khổ công tập luyện hàng tháng trời, về tập đi đứng, tạo dáng, biểu lộ cảm xúc, tập thể dục thẩm mỹ. Cả hành tŕnh tham dự cuộc thi phải chịu cảnh "lệch chuẩn" về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi. Nửa đêm c̣n phải trang điểm, chụp ảnh để kịp thời gian cho sáng hôm sau tham dự kỳ thi. Đằng sau đó là muôn vẻ bất cập của cuộc thi, việc lựa chọn trang điểm, trang phục cũng dựa vào sự "thân quen", thí sinh không được tự do chọn lựa trang phục phù hợp, BTC thích thí sinh nào họ sẽ "đặc cách" cho thí sinh đó vào trang điểm và lựa chọn trang phục phù hợp, c̣n những thí sinh không phải là dạng "thân quen" th́... Vậy nên không có sự công bằng".
Ngoài ra, theo quan điểm của bà Đ.S, để cuộc thi mang tính khách quan th́ thí sinh phải tự lo trang phục mới đánh giá được gu thẩm mỹ, phong cách của người đó. Cuộc thi hướng tới "chân, thiện, mỹ" th́ phải hướng cho thí sinh thỏa sức đam mê, sáng tạo, chỉ khi các thí sinh không có điều kiện về trang phục, trang điểm mới cần nhờ đến trang phục của BTC. Quan trọng hơn là cuộc thi t́m kiếm người đẹp hội tụ cả sắc - tài nên cần sự công minh.
Thực trạng chuyện mua giải trong các cuộc thi sắc đẹp hiện nay là vấn đề nhức nhối và bị dư luận lên án nhiều. Để có những giải thưởng cao, ngoài các tiêu chuẩn h́nh thể, sắc đẹp, thông minh th́ sự hậu thuẫn của cả "êkip" để xây dựng h́nh ảnh, vạch chiến lược bài bản trong cuộc thi th́ "vịt bầu mới hóa thiên nga". C̣n những thí sinh chân ướt, chân ráo bước vào cuộc thi không có hậu thuẫn nào có lẽ cũng bị loại ngay từ "ṿng gửi xe". Bản thân bà Đ.S có hơn 20 năm đào tạo người đẹp đi thi HH nên những hào quang mà các nàng "Hoa" đạt được th́ đằng sau đó nhiều nàng "Hậu" ở tấm màn nhung danh giá sẽ phải đánh đổi kiểu "chân dài - đại gia" mà chỉ có người trong cuộc mới thấu hiểu.
Hơn nữa, lùm xùm trong các hậu trường cuộc thi là việc giải thưởng bị trả chậm trễ, khiến nhiều thí sinh được giải bất b́nh. Năm 2008, thí sinh N.T.P.T đạt giải Á hậu trong cuộc thi HH đă phải rất nhiều lần gọi điện đến BTC cuộc thi (đại diện Hăng phim Á Châu - PV) mới có thể nhận tiền giải thưởng.
Cũng theo chia sẻ của bà Đ.S, trong các cuộc thi người đẹp, dư luận phải hoảng hốt trước rất nhiều những cuộc thi mà giải thưởng được "ngă giá" bằng tiền. Đă có thí sinh phản ánh lại với bà Đ.S rằng, trong một cuộc thi HH dành cho các phu nhân được tổ chức vào năm 2013, ông bầu tổ chức giải ngă giá thẳng rằng: Giải Hoa (Hoa hậu - PV) đă có người đặt rồi là 80.000 USD, chỉ c̣n giải Á hậu có giá khoảng 45.000 - 50.000 USD".
Cũng chính tại cuộc thi này, scandal đă nổ ra khi một thí sinh đưa lên công luận lời tố "ông bầu" của cuộc thi khi giải thích về "giá cả" của mỗi giải thưởng: "Tính của em đi làm, em đi làm là để kiếm tiền chứ không phải là làm thi HH. HH tại v́ em đam mê, chị hiểu em nói không? Mà đam mê em hỏi chị, thời buổi khó khăn này kia, tài trợ cũng khó nữa… Em muốn quy mô th́ phải đầu tư nhiều, em cần tài trợ… Em nói thiệt chị, ḿnh phải thực tế, ḿnh làm ăn mà… Chị coi, từ HH Việt Nam, HH Hoàn vũ đều tài trợ không hà… Chị thấy không?".
Tuy nhiên, đă là một cuộc thi th́ cần phải tổ chức chuyên nghiệp, chất lượng nhằm t́m kiếm và tôn vinh giá trị Việt, chứ không phải là nơi quảng bá thương hiệu cho những tổ chức cá nhân nhằm trục lợi, sẽ làm cho những người tham gia cuộc thi HH thất vọng khi nh́n thấy những gian trá đằng sau những biểu tượng sắc đẹp được tôn vinh. "Một số cuộc thi sắc đẹp chỉ mang tính chất "nghệ thuật sắp đặt", đă làm mất giá trị tôn vinh tài năng và nhan sắc thực sự cho danh hiệu HH Việt" - Bà Đ.S chia sẻ.
Gần đây, tần suất tổ chức các cuộc thi HH, ngày càng nhiều cùng với đó cũng tỷ lệ thuận với tai tiếng. Dù nhiều người tự an ủi rằng, những bất cập về các cuộc thi như thiếu chuyên nghiệp, thiếu công bằng, mua giải chỉ là những hạt "sạn" trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng nếu không được giải quyết th́ càng ngày cái danh xưng HH có lẽ sẽ càng mất giá.
Mộc Miên - Thái Phương
Theo phapluatxahoi.vn