Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 04-22-2014   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 140,118
Thanks: 11
Thanked 12,858 Times in 10,253 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 160
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default 'Các anh ở binh chủng ǵ mà súng to thế?'

Một ṭa soạn báo xuất hiện ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ với đội ngũ hạt nhân chỉ có 5 người. Lịch sử báo chí thế giới chưa từng tồn tại loại báo xuất bản ngoài mặt trận như vậy.

Gỡ chiếc kính lăo trắng khỏi mắt, nhà báo Phạm Phú Bằng xếp gọn 33 số báo Quân đội nhân dân (QĐND) xuất bản tại mặt trận Điên Biên Phủ (từ 28/12/1953 đến 16/5/1954) đặt ngay ngắn trên bàn trà. Vừa lúc một đồng nghiệp cũ, hàng xóm lâu năm của ông bước vào: nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp.

Nhà báo Phạm Phú Bằng (ngoài cùng bên phải) và nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp (thứ 2 từ trái sang) tṛ chuyện với phóng viên VietNamNet

Mấy tháng nay, hai nhà báo già bận rộn với việc thẩm định nội dung cuốn sách sắp xuất bản của QĐND về giai đoạn làm báo ở mặt trận Điện Biên Phủ. 60 năm trước, nhà báo Phú Bằng và Khắc Tiếp là hai trong 5 người đă làm nên những số báo đặc biệt đó với vai tṛ then chốt: phóng viên của ṭa soạn báo QĐND ở mặt trận.

"Đọc giữ ǵn cẩn thận nhé, đừng để lệch thứ tự số báo" - nhà báo già nhắc tôi khi cầm sấp báo bản copy giấy trắng được ghim bằng chiếc kẹp sắt nhỏ.

33 số báo như giai đoạn tuổi trẻ rực rỡ nhất của hai nhà báo Phú Bằng, Khắc Tiếp cũng như các đồng đội. Lần giở từng số khó ḱm lại một cảm xúc rất đặc biệt, không ít số báo mà những thông tin chỉ đọc lên trong đầu đă ngộp thở, hồi hộp, về không khí chiến trận, những thời khắc mà người ở mặt trận đối diện, một thước phim về chiến trận quay lại...

"Hồi đó báo được xuất bản ở chiến trường không có giấy trắng muốt như vậy, mà sẫm đen. Nhưng quư lắm, như hơi thở không thể thiếu của anh em chiến sĩ" - nhà báo tiếp lời khi đoán tâm trạng người đọc.

Xuất quân

Cuối 1953. Bộ Chính trị trong phiên họp tháng 10 tại Tỉn Keo (Định Hóa, Thái Nguyên) đă xem xét kế hoạch chuẩn bị tác chiến Đông Xuân 1953-1954 của Tổng quân ủy. Sau khi địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ ngày 20/11, Tổng quân ủy đă nhận định âm mưu của địch và cử ngay cơ quan tiền phương lên Tây Bắc chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ và một số đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh lên đường.

33 số báo đă được xuất bản ở mặt trận Điện Biên Phủ

Sau khi kế hoạch mở chiến dịch Điện Biên Phủ chính thức được Hồ Chủ tịch và Bộ Chính trị phê duyệt, hạ tuần tháng 12, Bộ Chính trị chỉ định Đảng ủy mặt trận và thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Vơ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng chiến dịch. Điện Biên Phủ được chọn làm trận quyết chiến chiến lược trong Đông Xuân 1953-1954.

Dưới chỉ thị của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Nguyễn Chí Thanh, báo QĐND được lệnh tổ chức một ṭa soạn đặc biệt đi theo chiến dịch cùng lúc. Không ít lần từng tổ chức ṭa soạn đi theo chiến dịch nhưng lần này có nhiệm vụ đặc biệt hơn hết, với quy mô một ṭa soạn, gồm cả ban biên tập, phóng viên, văn thư in ấn, phát hành tại chỗ.

Báo QĐND bố trí 5 người gồm ông Hoàng Xuân Tùy (Phụ trách toà soạn kiêm Trưởng ban Tuyên huấn mặt trận), nhà báo Trần Cư (Thư kư ṭa soạn), Nguyễn Khắc Tiếp (phóng viên), Phạm Phú Bằng (phóng viên), Nguyễn Bích (họa sĩ).

“Tờ báo nhận được chỉ đạo trực tiếp của Tổng quân ủy. "Cấp trên" luôn coi nó như một binh chủng đặc biệt” - nhà báo Khắc Tiếp chia sẻ.

Những khởi đầu của một ṭa soạn ngoài chiến trận đầy quả cảm và khác thường. Không phải trang thiết bị lủng củng máy ảnh, máy vi tính hiện đại như bây giờ, mỗi người lên đường khi đó trong tư trang không thể thiếu... xẻng cuốc và ruột tượng đựng gạo. Xẻng cuốc để đào hố tránh bom đạn trên đường hành quân và để đến mặt trận đào hầm làm ṭa soạn.

"Chẳng ai được đào tạo nghiệp vụ kiểu bây giờ hay gọi là phóng viên chiến trường cả. Mỗi người đi lúc đó đều như những người lính. Yếu tố mặt trận là hàng đầu" - nhà báo Phú Bằng kể.

Vật dụng tác nghiệp đơn sơ chỉ có sổ tay và bút máy "vặn cổ đổ mực" tím lúc nào cũng khiến áo phóng viên lem nhem v́ dây mực. Chỉ có Thư kư ṭa soạn Trần Cư có đồ nghề xịn nhất là chiếc bút Shaeffer, ng̣i vàng, đầu gắn hạt bạch kim. “"Mua được cái bút này, tôi tưởng ḿnh như một trang hiệp khách t́nh cờ mua được gươm báu" ”- nhà báo Trần Cư kể trong hồi kư.

Cực nhất là bộ phận nhà in lưu dộng khi luôn phải đảm bảo đầy đủ giấy, mực in, hộp chữ... Tất cả được vác trên vai ra mặt trận. Mỗi người phải đeo hoặc gánh trung b́nh 25kg từ máy móc vật liệu phụ tùng, lẫn quần áo, gạo muối, thức ăn đi qua đủ mọi địa h́nh từ lội suối, trèo đèo, băng rừng...

Có tất cả 12 người làm công việc hành quân đưa máy in tập kết, đào hầm ven đồi và tổ chức in ấn suốt ngày suốt đêm. Chưa kể điều kiện làm việc không thể ở nơi thanh thiên bạch nhật do tiếng máy chữ kêu to, họ phải đào hầm để làm việc trong đó cùng với đèn thắp băo. Người nào người nấy ở hầm chui ra mặt mũi cũng đen ś v́ mực in.

Nhà báo Phú Bằng kể máy in thời đó khổ to, vóc dáng th́ kỳ dị, mỗi lần gặp dân công nữ, họ th́ thào kháo nhau: “Các anh ấy không biết thuộc binh chủng ǵ mà “súng” to thế?” Nhà báo Khắc Tiếp th́ kể thêm, nhà in cần nước v́ vậy nhà in phải luôn ở gần suối nhất.

Ngoài bộ phận in ấn, một trung đội ở mặt trận được phân cử làm đơn vị phát hành theo tinh thần đưa báo nhanh nhất đến chiến sĩ ở mặt trận. Nên thường sau khi báo in xong, lực lượng này dùng quang gánh gánh báo tới từng trận địa, phát tận tay bộ đội.

Độc lập tác chiến

Nếu như cánh đồng Con Rùa (cách hang Thẩm Púa - nơi đóng của sở chỉ huy chiến dịch những ngày đầu) là nơi ra đời 3 số báo đầu tiên th́ đồi Ngựa Hí là nơi đóng của ṭa soạn sau khi Sở chỉ huy chiến dịch di chuyển về Mường Phăng.

Tháng 3/2014, nhà báo Phạm Phú Bằng thăm lại hang Thẩm Púa - nơi ra đời 3 số báo đầu tiên ở mặt trận

Những phóng viên, nhà báo ở chiến trường năm xưa măi sau này mới biết đến hai địa danh liên quan hoạt động của 'ṭa soạn báo mini' của báo QĐND ở mặt trận Điên Biên Phủ này. Năm xưa họ chỉ được lệnh hướng đi, hướng đến mà không rơ địa danh đó là ǵ để đảm bảo an toàn.

"Làm báo ở Điện Biên Phủ phải độc lập tác chiến v́ không có nhiều thời gian, điều kiện mà giúp đỡ nhau. Người ít, việc th́ nhiều. Phương châm của báo là phải ra được nhiều tin, bài nhất" - nhà báo Khắc Tiếp chia sẻ.

Bởi vậy ông và đồng nghiệp không khi nào đi một đơn vị trong hai ngày. Mỗi ngày phải đi một hoặc hai đơn vị để lấy được nhiều tin hơn, sau đó phải quay về để c̣n kịp viết và đưa vào in. Điều thuận lợi nhất khi làm báo tại chiến trường chính là không lo thiếu tin, bài do công tác viên từ khắp chiến trường gửi về. Tuy nhiên, những bài hay, đặc sắc, có tính báo chí cao vẫn phải do những phóng viên chủ lực làm.

Báo không có định kỳ rơ ràng, đủ điều kiện là ra báo. Nhiều khi ṭa soạn cũng phải chạy đua với thời gian để có những ḍng tin nóng hổi nhất về tin chiến thắng. Nhiều trận đánh diễn ra chiều hôm trước, tối hôm trước, nhưng đến sáng hôm sau, tin thắng trận, những tấm gương chiến đấu dũng cảm của bộ đội đă xuất hiện trên mặt báo.

"Khi ấy ông Hoàng Xuân Tùy là thư kư của Đại tướng Tổng Tư lệnh Vơ Nguyên Giáp. Mọi thông tin báo có được luôn chính xác và nhanh, thậm chí được chỉ những vấn đề thiết thực nhất để viết" - nhà báo Khắc Tiếp kể.

Trên 33 số báo QĐND tại mặt trận Điện Biên Phủ tuyệt nhiên không có một bức ảnh v́ không có máy ảnh. Chỉ có tranh và bản đồ do họa sĩ Nguyễn Bích vẽ. Thêm điều thú vị là phóng viên chính rất thành thạo tiếng Pháp. Điều này rất hữu ích trong tác nghiệp ở mặt trận mà kẻ thù là Pháp.

33 số báo xuất bản ở mặt trận Điện Biên Phủ, từ số đầu đến số "chiến thắng" là một kỳ tích.

Hai nhà báo, giờ tóc đă hai màu, vẫn c̣n cảm nhận chiến thắng như trong mơ. Bởi khi đó, ở giữa trận chiến khốc liệt, Điện Biên Phủ không chỉ có hoa riềng.

Linh Thư - Nguyễn Ḥa - Ảnh: Minh Trường/VNN
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	20140422165439-anh0-450x240.jpg
Views:	11
Size:	106.5 KB
ID:	602693  
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.