Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 07-18-2014   #1
johnnydan9
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
johnnydan9's Avatar
 
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 73
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7johnnydan9 Reputation Uy Tín Level 7
Default Hội nghị Genève: 5 bài học cho công tác đối ngoại hôm nay

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh có b́nh luận đánh giá về 5 bài học quư báu từ Hội nghị Genève 1954 cho công tác đối ngoại ngày nay.
Nhân dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày kư Hiệp định Geneve, Kiến Thức xin trích đăng bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm B́nh Minh về Hội nghị Genève 1954.

Phái đoàn Việt Nam tại Hội nghị Genève (1954). Từ trái qua: đồng chí Trần Công Tường, Hoàng Văn Hoan, Tạ Quang Bửu, Phạm Văn Đồng, Phan Anh .


Ngày 8/5/1954, một ngày sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội nghị Genève về chấm dứt chiến sự và lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương khai mạc. Sau 75 ngày thương lượng, qua 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai, ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève về đ́nh chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia được kư kết. Ngày 21 tháng 7, Hội nghị Genève kết thúc, thông qua Tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng như đ́nh chỉ chiến sự, lập lại, duy tŕ và củng cố ḥa b́nh; tổng tuyển cử thống nhất đất nước; và các vấn đề thi hành hiệp định cho toàn bộ Đông Dương. Sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta bước sang một giai đoạn mới. Từ thắng lợi ở Hội nghị Genève, dân tộc ta đă đi qua nhiều chặng đường lịch sử: 21 năm kháng chiến trường kỳ để đất nước sạch bóng quân xâm lược, giang sơn thu về một mối; 10 năm đấu tranh phá bao vây cấm vận; và gần 30 năm đổi mới, đưa đất nước vững bước trên con đường phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Hội nghị Genève năm 1954 về Đông Dương diễn ra trong bối cảnh rất phức tạp. Đầu những năm 1950, Chiến tranh Lạnh từ Châu Âu lan sang châu Á, các nước lớn t́m cách tránh xung đột quân sự trực tiếp và dần chuyển sang ḥa hoăn với nhau. Tại Hội nghị Tứ cường ở Beclin (25/1-18/2/1954), các nước lớn đă quyết định triệu tập Hội nghị Geneva để bàn về vấn đề Triều Tiên và Đông Dương. Trước khi bàn về Đông Dương, các nước lớn ư đồ áp dụng “Cách thức Triều Tiên” - nghĩa là một giải pháp đ́nh chiến, chia cắt đất nước và chỉ giải quyết các vấn đề quân sự. Kiên định mục tiêu cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam và các nước khác trên bán đảo Đông Dương, chúng ta đă kiên tŕ đấu tranh cho một giải pháp toàn diện bao gồm cả quân sự và chính trị. Mặt quân sự là ngừng bắn, rút quân đội nước ngoài và lập lại ḥa b́nh ở Đông Dương. Mặt chính trị là đảm bảo ḥa b́nh, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia, chấm dứt chế độ thuộc địa của thực dân Pháp ở Đông Dương.
Toàn cảnh các bên trong hội nghị Geneve 1954.

Ngay từ ngày Hội nghị bắt đầu, đoàn ta đă chủ động triển khai nhiều hoạt động ngoại giao và vận động quốc tế. Song song với đấu tranh trên bàn đàm phán, ta đă tích cực làm việc với các đoàn Liên Xô, Trung Quốc và Pháp, đă họp báo, gặp gỡ với hàng trăm đoàn thể nhân dân và chính giới Pháp để bày tỏ thiện chí và quyết tâm của ta, tố cáo hành động hiếu chiến và âm mưu phá hoại của các lực lượng thù địch. Các hoạt động này đă góp phần làm cho dư luận Pháp và quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam, buộc chính phủ Pháp phải chấp nhận phương án về một giải pháp toàn bộ đối với Việt Nam và Đông Dương. Trong “Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Genève thành công” ngày 22/7/1954, Hồ Chủ tịch đă viết: “Hội nghị Genève đă kết thúc. Ngoại giao ta đă thắng lợi to”. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, các nước lớn đă phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam gồm độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lănh thổ. Chính phủ Pháp phải rút quân khỏi Việt Nam. Các văn kiện Hội nghị cũng nêu rơ: giới tuyến chia cắt hai miền Việt Nam là tạm thời và sau hai năm hai miền tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất đất nước. Hội nghị Genève để lại nhiều bài học quư báu c̣n nguyên giá trị đối với công tác đối ngoại hôm nay, đặc biệt là các bài học sau đây:
Thứ nhất là bài học coi lợi ích quốc gia, dân tộc vừa là mục tiêu vừa là nguyên tắc cao nhất trong đối ngoại. Tại Hội nghị Genève, lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ Việt Nam tham gia một diễn đàn đàm phán đa phương phức tạp, chịu sự chi phối của các nước lớn. Ngoại giao Việt Nam phải đương đầu trực tiếp với mối quan hệ hợp tác - đấu tranh giữa các nước lớn, mối quan hệ giữa các nước lớn và các nước nhỏ cũng như sự cọ sát giữa các tính toán về lợi ích giữa các nước. Trong hoàn cảnh đó, nhận thức sâu sắc về lợi ích quốc gia, dân tộc chính là điểm tựa cho công tác đấu tranh ngoại giao, chúng ta đă đấu tranh cho một giải pháp toàn diện, coi độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ là lợi ích cao nhất và là mục tiêu cơ bản phải đạt được trong Hội nghị Genève. Từ trước khi Hội nghị Genève được triệu tập, ngày 26/11/1953, trả lời phỏng vấn của báo Thụy Điển Expressen, Chủ tịch Hồ Chí Minh đă nêu : “Cơ sở của việc đ́nh chiến ở Việt Nam là chính phủ Pháp thật thà tôn trọng nền độc lập thực sự của nước Việt Nam...”.
Thứ hai là bài học giữ vững độc lập, tự chủ trong đối ngoại. Hội nghị Genève được tổ chức theo sáng kiến của các nước lớn. V́ lợi ích của ḿnh, các nước lớn t́m mọi cách áp đặt và lôi kéo Việt Nam chấp nhận một giải pháp có lợi cho họ. Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa bước vào hội nghị với tư cách của người chiến thắng trên chiến trường Điện Biên Phủ. Ta đă xác định rơ mục tiêu đàm phán. Tuy nhiên, các bước cụ thể liên quan đến phương án đàm phán, thời điểm mở đầu và kết thúc đàm phán, phân công phối hợp các lực lượng trong đàm phán v.v.... luôn bị các nước lớn can thiệp và tác động. Trong khi đó, ngoài kinh nghiệm, đoàn ta c̣n thiếu nhiều phương tiện vật chất cần thiết, ngay cả việc giữ liên lạc giữa đoàn đàm phán và trong nước cũng phải dựa vào các cơ quan đại diện Liên Xô và Trung Quốc. Khi ra các quyết sách, chúng ta phải dựa vào đánh giá t́nh h́nh của bạn bè. Những điều đó ảnh hưởng rất lớn tới nỗ lực làm chủ tiến tŕnh đàm phán, giữ vững thế chủ động tiến công trong quá tŕnh hội nghị. V́ vậy, bài học về giữ vững độc lập, tự chủ trong đàm phán ngoại giao tại Genève năm 1954 lại càng quư giá.

Thứ ba là bài học về tầm quan trọng của sự kết hợp giữa quân sự, chính trị và ngoại giao để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Trong đó, thực lực trên chiến trường là nhân tố quyết định thắng lợi trên bàn đàm phán. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là nhân tố quyết định thắng lợi của Hội nghị Genève. Chiến thắng Điện Biên Phủ đẩy quân Pháp vào đường cùng, chấm dứt hy vọng của Pháp vào khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc chiến và quan trọng hơn, chính chiến thắng Điện Biên Phủ là cơ sở để ta đấu tranh cho một giải pháp toàn diện cho vấn đề Việt Nam.
Thứ tư là bài học về nghệ thuật biết thắng từng bước. Hiểu rơ thực lực của ta, hiểu rơ lợi ích của các nước lớn, bao gồm cả Liên Xô và Trung Quốc, và hiểu rơ bối cảnh quốc tế, chúng ta đă quyết định kư kết Hiệp định Genève với những điều khoản không phản ánh thỏa đáng thắng lợi của chúng ta trên chiến trường. Quyết định này là một ví dụ điển h́nh về bài học chiến thắng từng bước của đối ngoại Việt Nam. Thắng từng bước phải được thực hiện trên cơ sở giữ vững mục tiêu cơ bản là các nước lớn phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của Việt Nam. Thắng từng bước phải tạo nên thực lực mới, vị thế mới để hoàn thành mục tiêu cuối cùng là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Thứ năm là bài học kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Chúng ta đến Hội nghị Genève với tư thế chính nghĩa. Nỗ lực phấn đấu v́ ḥa b́nh, giành lại độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của chúng ta phù hợp với nguyện vọng chung của nhân loại tiến bộ, kể cả nhân dân tiến bộ Pháp. Tại Hội nghị Genève, qua các hoạt động tiếp xúc với báo chí, với các hội đàm, chúng ta đă làm cho dư luận hiểu rơ thiện chí của ta, hiểu rơ âm mưu và hành động của các thế lực thù địch ép chúng ta phải chấp nhận giải pháp bất lợi cho ḿnh. Các hoạt động này đă biến tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu của nhân dân ta thành sức mạnh, hỗ trợ tích cực cho đấu tranh trên bàn đàm phán. Đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế tại Hội nghị Genève chính là ví dụ cụ thể của việc kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, nhân sức mạnh của dân tộc ta lên bội phần.
Sáu mươi năm đă qua đi. T́nh h́nh thế giới và khu vực cũng như vị thế của Việt Nam đă rất khác. Chiến tranh lạnh đă chấm dứt, tiến tŕnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước; ḥa b́nh, hợp tác và phát triển đă trở thành xu thế và khát vọng to lớn. Tuy nhiên, những tác động phức tạp của t́nh h́nh thế giới luôn biến động, xoay vần vẫn đặt ra những thách thức không nhỏ đến an ninh và phát triển của đất nước ta nói chung và mặt trận đối ngoại nói riêng.
Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 28 (12/2013), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đă chỉ đạo: ngành ngoại giao “phải tiếp tục đóng vai tṛ đi đầu trong việc bảo đảm môi trường ḥa b́nh thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các nhiệm vụ chiến lược về phát triển kinh tế - xă hội để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong thời chiến, người lính phải đi đầu trong chiến tranh, bảo vệ đất nước. Trong thời b́nh, cán bộ ngoại giao phải đi đầu trong kiến tạo ḥa b́nh, bảo vệ tổ quốc và thu hút nguồn lực cho phát triển đất nước”. Đây là trọng trách lớn lao mà lănh đạo Đảng và nhà nước giao phó cho các thế hệ làm công tác đối ngoại hôm nay. Để hoàn thành trọng trách này, chúng ta rất cần nghiên cứu kỹ các bài học của Hội nghị Genève và áp dụng một cách sáng tạo các bài học quư giá đó trong thực tiễn hôm nay.
PV
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	geneve_%20kienthuc%203_nuhe.jpg
Views:	0
Size:	55.0 KB
ID:	638787  
johnnydan9_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.