Go Back   VietBF > Funny Boxes > Crimes News | Tin H́nh Sự

 
 
Thread Tools
Old 10-02-2014   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 108
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Supseries Resize Nhà báo Nguyễn Công Khế: Dân thường làm ǵ có quyền mà tham nhũng?

Báo điện tử Một Thế Giới tiếp tục đăng tải cuộc tṛ chuyện đầy tâm huyết, rất chân thành và thẳng thắn của nhà báo Nguyễn Công Khế về nghề báo, về những “nguy cơ” của đất nước.Qua những lời vị cựu Tổng Biên Tập này chia sẻ, sau khi không c̣n giữ chức vụ cao nhất của tờ Thanh Niên, ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ, đặc biệt có thu nhập cao từ nghề nuôi yến. Theo nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông Khế chính là người đă hướng dẫn cho ông nghề nuôi chim yến, để hàng tháng hiện nay ông có một thu nhập c̣n cao hơn cả lương hồi c̣n làm Chủ tịch nước.

Ông có ư kiến như thế nào về “vùng cấm” của báo chí hiện nay?
Như tôi đă nói ở trên, việc không minh bạch thông tin sẽ dẫn đến rất nhiều hệ luỵ không tốt. Tôi muốn nói đến vấn đề gần nhất là vấn đề biển Đông và giàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc vừa qua. Có thể ở bên trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành TW đă bàn rất nhiều về việc đối phó với sự xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam của Trung Quốc. Nhưng bên ngoài những thông tin về lănh đạo Việt Nam có động thái như thế nào bên trong nội bộ hoàn toàn không được thông tin ra bên ngoài.
Người ta chưa thấy một phát ngôn nào chính thức về phía lănh đạo Việt Nam trong thời điểm ban đầu. Măi cho đến ngày 23.5, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới trả lời báo chí ở Manila. Sau đó vào ngày 20.6, bài phỏng vấn "nặng kư" của chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới chính thức được Thông tấn xă Việt Nam phát đi, tỏ rơ lập trường của lănh đạo cao nhất của đất nước.
Một thời gian dài ở thời điểm đầu, chỉ có thấy phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói một số câu quen thuộc: “Trung Quốc phải rút khỏi vùng biển có chủ quyền không thể tranh căi của Việt Nam…”. Thời gian cấp thiết lúc đầu, không có một tiếng nói chính thức nào của lănh đạo cấp cao hoặc phát ngôn viên chính thức nào thay mặt lănh đạo nói để nhân dân hiểu rằng, ban lănh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam đă họp và có một thái độ rơ rệt trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc.
Sự minh bạch thông tin này khác với những phát ngôn có tính chất đối ngoại và đôi khi c̣n quan trọng hơn những phát ngôn có tính chất đối ngoại, bởi v́ sự minh bạch thông tin trong trường hợp này sẽ cho hơn 3 triệu Đảng viên của Đảng cầm quyền và quan trọng hơn là hơn 80 triệu người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước hiểu rơ lập trường thái độ của lănh đạo Việt Nam, trước t́nh h́nh dầu sôi lửa bỏng mà người dân rất trông chờ.
Trong khi báo chí chính thống của Việt Nam nói thận trọng về những thông tin này, th́ những thông tin không phải của Nhà nước và của nước ngoài lại luôn cho rằng Nhà nước Việt Nam không có động thái kịp thời trước sự kiện này.
Như vậy, nếu chúng ta cứ không minh bạch thông tin như hiện nay th́ sẽ dẫn đến những t́nh h́nh rất bất lợi, làm cho người dân không có đầy đủ thông tin vào việc bảo vệ chủ quyền đất nước trước hiểm họa ngoại xâm.
Tôi muốn nhắc lại, Việt Nam phải cần sự minh bạch thông tin trên mọi lĩnh vực mà muốn minh bạch thông tin th́ trước hết phải khuyến khích báo chí phát huy dân chủ trên lĩnh vực của ḿnh.
Ngày xưa chúng tôi làm báo giấy, chưa có internet, c̣n gọi là “báo ngày”. Thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ, tin tức được cập nhật từng phút, báo điện tử được gọi là “báo phút”. Chỉ cần một câu nói, 5 phút sau đă tràn ngập tin bài trên mạng lan ra toàn thế giới.
Những Quyết sách lớn của lănh đạo Nhà nước, Quốc hội, Đảng cầm quyền về kinh tế, chính trị, xă hội đều phải được minh bạch trước đông đảo quần chúng, là điều chỉ có lợi cho đất nước mà trước hết là có lợi cho các nhà hoạch định chính sách.
Nguyên tắc, cái ǵ anh không nói th́ sẽ có người khác nói thay trong thời đại thông tin hiện đại như hiện nay. Tôi thấy chính sách thông tin như hiện nay, ta chỉ từ thua đến thua.
Ông có thể giải thích rơ từ “thua” mà ông vừa nói?
Phải nói ngay, xă hội bây giờ người dân mất ḷng tin rất nhiều là do chính sách thông tin. Người ta ít tin vào những ǵ anh nói chính thức mà người ta đọc và tin những điều, những nguồn thông tin từ bên ngoài.
Tôi ví dụ, anh Nguyễn Bá Thanh đang chữa bệnh ở Mỹ lại rộ lên tin đồn là anh Nguyễn Bá Thanh đă mất. Trong nước các báo chỉ nói “hé hé”, không rơ ràng, lănh đạo ta không có ư kiến ǵ, chỉ có khi một đài nước ngoài dẫn một nguồn tin cũng không chính thức từ một nguồn trong nước, th́ lúc đó dư luận mới hết đồn thổi.
Tại sao nguồn tin đó lại không xuất phát từ một tờ báo chính thức của Việt Nam do Ban Bảo vệ sức khoẻ của Trung Ương công bố chẳng hạn. Điều đó có ǵ cấm kỵ đâu. Nhiều ư kiến của các nhà trí thức góp ư về chính trị, kinh tế, xă hội và cả an ninh quốc pḥng, tôi thấy có nhiều bài rất xây dựng và nhiệt huyết lại không được đăng ở những báo chính thống mà chỉ thấy đăng ở những trang mạng gọi là “lề trái”. Coi chừng, riết rồi người ta thấy những bài hữu ích và những tin tức hữu ích có trên các “lề trái” nhiều hơn.
Thế th́ không thua là cái ǵ?
Chống tham nhũng cũng vậy, có những vụ tham nhũng to đùng dân bàn tán suốt năm này qua tháng nọ, nghi vấn người này qua người nọ không được giải đáp chính thức. Thế th́ ḷng tin của dân với chính sách thông tin như thế, họ biết đặt vào đâu?
Ư ông nói là….
Việc chống tham nhũng, th́ nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam cũng có rồi, nghị quyết của Quốc hội cũng có rồi, các chỉ thị của Chính phủ cũng có rồi, nhưng mà từ nói đến làm là một khoảng cách rất xa. Người chủ trương ra chính sách chống tham nhũng và những người thực hiện chính sách có khi lại chùn tay. Chống tham nhũng là chống ai? Dân thường làm ǵ có quyền để tham nhũng?
Nước ta hiện nay cái rất dở, đó là người ta hay sợ mất ghế. Một người cán bộ đúng nghĩa, th́ phải dũng cảm, phải đi đầu, phải v́ đất nước, v́ dân tộc… chứ không phải cái ǵ cũng sợ, cái ǵ cũng né, giữ cho bằng được cái ghế. Tư tưởng sợ mất ghế đă lan vào giới báo chí.
Theo ông, ngoài tham nhũng, báo chí nên mở rộng ở lĩnh vực nào?
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đ́nh trệ, nợ công, nợ xấu của các ngân hàng, của đất nước đă lên đến mức báo động, hàng trăm tỉ đôla. Tôi chưa có con số tổng kết, nhưng cứ nh́n chung quanh ḿnh th́ biết, hễ làm ăn có dính đến bất động sản, dính đến nợ ngân hàng đều rơi vào t́nh trạng chịu không nổi. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp đă đóng cửa trong mấy năm qua.
Đến tính GDP mà theo như Thủ tướng nói cũng là con số giả th́ làm sao chúng ta có thể đứng vững được trong t́nh h́nh như thế này. Những vụ thất thoát hàng tỷ đôla của những tập đoàn kinh tế lớn không được đúc kết trách nhiệm thuộc về ai, để công bố cho nhân dân được biết. Đầu tư nước ngoài đa số các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện không đúng chất lượng lại trúng thầu liên tiếp.
Như vậy buộc chúng ta phải coi lại các chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ. Những vấn đề nguy cấp này, chúng ta thấy báo chí ít dám đụng tới. Trước hết là do họ “ngại”, họ “sợ” chứ không phải những nhà báo thiếu hiểu biết về những lĩnh vực đó.
Thời làm báo của ông, thông tin đăng tải có khó khăn?
Thế hệ của tôi, anh Lê Văn Nuôi, anh Lê Hoàng, chị Kim Hạnh, anh Vơ Như Lanh, chị Thế Thanh, anh Tô Ḥa.., khi cho đăng bất cứ một thông tin nhạy cảm, chúng tôi cũng từng có nhiều cân nhắc. Nhưng cuối cùng chúng tôi đă quyết định đăng những thông tin dù có thể bất lợi cho cá nhân Tổng Biên Tập nhưng có lợi cho dân, cho nước. Khi lănh đạo có hỏi, có chất vấn, th́ chúng tôi đều t́m cách tŕnh bày, giải thích v́ sao chúng tôi cho đăng những tin bài như vậy.
Nhưng nhiều khi lănh đạo cũng cần tiếng nói của báo chí. Nếu thường chỉ có “một chiều”, bảo cấp dưới phải làm thế này, thế nọ, th́ lănh đạo sẽ không có những thông tin trung thực để biết những khiếm khuyết của ḿnh cũng như nhưng chính sách do ḿnh đưa ra để mà hoàn thiện, sửa chữa. Đâu phải cứ trái chiều là sai, là làm cho t́nh h́nh không ổn định? Đôi khi những tiếng nói trái chiều c̣n cần hơn cho lănh đạo là những tiếng nói thuận chiều mà không thật ḷng v́ sự nghiệp chung.
Lúc năy, ông có nói đến vấn đề Biển Đông. Thời ông làm báo, vấn đề nhạy cảm này đâu được công khai rộng răi trên báo chí, phải vậy không, thưa ông?

Lúc đó, xét về mặt đấu tranh ngoại giao, ḿnh có thể thông cảm. Báo chí được nói ở mức độ nào để nhà nước c̣n có đối sách ngoại giao công khai. Nhưng đến lúc người ta xâm phạm vùng biển đặc quyền kinh tế của chúng ta, xâm lược đất nước ḿnh th́ lănh đạo phải khơi dậy ḷng yêu nước, đứng lên cứu nước của người dân. Phải để cho báo chí minh bạch các thông tin th́ chúng ta mới ḥng đạt được sự đồng thuận và đoàn kết dân tộc.
Trung Quốc đă có những hành xử không tốt với chúng ta từ lâu lắm rồi, trong chiến tranh với người Mỹ đến chiến tranh biên giới Tây Nam đă có. Có lúc họ che giấu dưới mỹ từ này, mỹ từ khác. Nhưng khi họ đă mang quân, mang tàu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bắt bớ, đập phá tàu của ngư dân ta, th́ tại sao chúng ta phải nhẫn nhục? Vai tṛ của thông tin báo chí những lúc như thế phải là một chiến sĩ ra trận, chứ không thể khác.
Theo ông, thời gian tới Trung Quốc sẽ thế nào với Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông?
Suy nghĩ của cá nhân tôi, Trung Quốc không bao giờ thay đổi thái độ với Việt Nam, chỉ có thay đổi về chiến thuật do thái độ của nhân dân Việt Nam và áp lực quốc tế. Việt Nam ở gần một láng giềng lớn như Trung Quốc, là điều không mong muốn. Nhưng một đất nước đâu phải một căn nhà sống gần hàng xóm không tốt, có bất ḥa th́ ḿnh có thể dời đi nơi khác. Một quốc gia gần một quốc gia luôn gây hấn, sống không tốt, ta không thể dời đất nước đi đâu được. Đành phải sống chung với lũ.
Do vậy, chúng ta phải có một chính sách đối nội, đối ngoại và kể cả một chính sách thông tin thật đúng đắn th́ mới mong giữ được căn nhà Tổ quốc được b́nh yên.

Sau khi không c̣n giữ chức Tổng Biên Tập báo Thanh Niên, ông làm ǵ?
Tôi vẫn không ngơi nghỉ. Hiện nay tôi đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn truyền thông Thanh Niên, bao gồm lĩnh vực truyền thông, sự kiện. Tôi vẫn đứng ra tổ chức giải bóng đá U21 báo Thanh Niên, chương tŕnh Duyên dáng Việt Nam, gây quỹ Nhân tài Đất Việt…
Nghe nhiều người nói ông có thu nhập lớn từ nghề nuôi yến?
Thu nhập từ nuôi chim yến, tôi nghĩ đó là lộc trời. Tôi nuôi trên 10 năm nay, thu nhập rất cao cho mỗi tháng cho gia đ́nh. Tôi nghĩ nghề nuôi yến là một nghề nên phát triển ở Việt Nam kết hợp với du lịch. Mỗi kư yến hiện nay vào khoảng 50 triệu đồng, một nghề có thu nhập rất cao. Chất lượng yến của Việt Nam tốt hơn nhiều so với Malaysia, Indonesia và các nước khác. Yến là một sản vật đặc biệt quư hiếm và giúp rất nhiều cho sức khoẻ con người.
Hiện nay, riêng Trung Quốc, một quốc gia có hàng tỷ dân và rất nhiều người dùng yến ở đây. Qua Mỹ tôi cũng thấy nhiều người Mỹ và người dân gốc châu Á dùng yến…Nếu Việt Nam phát triển nghề nuôi yến, ngành du lịch cũng sẽ rất phát triển.
Ông cũng là người hướng dẫn cho nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nuôi chim yến phải không?
Hồi anh Triết xuống thăm tôi, tôi có giới thiệu cho anh xem vườn cam tôi trồng. Anh Triết đùa nói: “Trồng cam th́ cũng b́nh thương rồi, nuôi yến mới là cái tôi thích thú”. Sau đó, tôi có chỉ những người kỹ thuật xuống giúp anh làm nhà yến. Nghe nói mỗi tháng anh thu được 1 kư yến tức là thu nhập được 50 triệu một tháng hơn cả lương anh ấy hồi làm Chủ tịch nước.
Không chỉ anh Nguyễn Minh Triết mà tôi c̣n giúp và huớng dẫn hàng chục anh em bè bạn xây dựng nhà yến trên khắp cả các vùng ở phía Nam. Nhiều người đă có kết quả và có tổ yến để dùng và để bán có thu nhập cao.

Nhà báo Nguyễn Công Khế (phải) và nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong một sự kiện - Ảnh: TL

Xin cám ơn ông!
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nck3_CLRI.JPG
Views:	0
Size:	38.8 KB
ID:	667617  
Hanna_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.