London hiện vẫn đang là trung tâm tài chính hấp dẫn nhất thế giới dù đă rời khỏi EU, theo kết quả một cuộc khảo sát.
Với Brexit, nhiều chuyên gia dự báo London sẽ vị thế là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, điều ấy đă không xảy ra, ít nhất ở thời điểm hiện tại.
Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Toàn cầu (GFCI) của Z/Yen, London vẫn đứng đầu, theo sau là New York, Hong Kong và Singapore. Cũng trong bảng xếp hạng GFCI, Frankfurt đă nhảy lên vị trí thứ 11 từ vị trí thứ 23 của năm trước và Dublin đă chuyển từ vị trí thứ 30 xuống 33.
Chỉ số này xếp hạng 92 trung tâm tài chính trên thế giới, dựa trên các yếu tố như cơ sở hạ tầng hay khả năng tiếp nhận nhân lực chất lượng cao.
Theo đó, New York thấp hơn 24 điểm so với thủ đô của Anh, khoảng cách lớn nhất giữa hai thành phố kể từ cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2007.
Xếp hạng của New York đă giảm 24 điểm so với năm ngoái, mức giảm lớn nhất trong số các đối thủ hàng đầu, mà theo các tác giả thực hiện khảo sát cho biết, “có lẽ là do lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ”. Từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đă rút Mỹ khỏi hàng loạt hiệp định thương mại và đang theo đuổi chính sách kinh tế cô lập hơn.
Nhóm vận động tài chính mạnh nhất của Anh, TheCityUK, đă cảnh báo không nên tự măn và kêu gọi cần phải rơ ràng về các thoả thuận chuyển tiếp khi rời khỏi EU, sẽ áp dụng trong tháng 4/2019, khi nước Anh chính thức rời khỏi EU.
2 tháng qua, số ngân hàng cho biết đă lên kế hoạch mở văn pḥng mới tại châu Âu đang tăng lên, trong đó hầu hết các ngân hàng lớn của Mỹ, Anh và Nhật Bản cho biết sẽ mở chi nhánh tại Frankfurt hoặc Dublin.
VietBF © sưu tầm