Với 1 nước giàu có như như th́ việc duy tŕ 1 cuộc chiến dài hơi như ở chiến trường Syria đă là 1 thách thức khá lớn về tiền của và phương tiện chiến tranh. Để đối phó với điều này hiện Mỹ đang tính tới khả năng đưa vào chiến trường các loại máy bay chiến đấu hàng nhẹ để tiêu diệt đối thủ. Với biến pháp thích hợp này Mỹ hy vọng sẽ cắt giảm được phần nào chi phí cho cuộc chiến. Theo Defense News, Không quân Mỹ đang có ư định tăng cường thêm một không đoàn máy bay tấn công hạng nhẹ vào kho vũ khí.
Đây có thể xem như một sự nhắc nhở rằng, "chậm hơn" và "rẻ hơn" đôi khi lại "tốt hơn".
Nửa thế kỷ trước, Mỹ đă triển khai các máy bay A-1E Skyraider làm nhiệm vụ yểm trợ đường không tầm gần trong chiến tranh Việt Nam.
Giờ đây, các nhà lănh đạo Không quân Mỹ nhận thấy họ cũng cần có một mẫu máy bay tốc độ chậm, chi phí thấp, có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, yểm trợ đường không tầm gần, chống quân nổi dậy trong môi trường tác chiến không quá khắc nghiệt.
Chúng có thể được sử dụng để chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng hoặc các nhóm khủng bố khác ở Trung Đông và châu Phi.Việc trang bị các máy bay tấn công rẻ tiền, có thể cất/hạ cánh trên đường băng ngắn, cũng sẽ giúp giảm mức độ hao ṃn đối với các chiến đấu cơ tiên tiến mà Mỹ triển khai tới Trung Đông, giúp chúng kéo dài tuổi thọ.
Tháng 8 năm nay, các phi công Mỹ tại căn cứ không quân Holloman, New Mexico, đă bay thử nghiệm với 4 máy bay tấn công hạng nhẹ khác nhau để kiểm tra xem chúng có thể hoạt động tốt trong môi trường sa mạc hay không.
Những máy bay được thử nghiệm bao gồm A-29 Super Tucano (tập đoàn Sierra Nevada và Embraer), AT-802L Longsword (L3 Technologies & Air Tractor), AT-6 Wolverine và Scorpion (đều là sản phẩm của công ty Textron).
Không quân Mỹ cho biết, giai đoạn 2 của cuộc thử nghiệm, nếu được tiến hành, sẽ diễn ra ở Trung Đông. Tuy nhiên, hiện họ vẫn đang xem xét dữ liệu thu được trong giai đoạn 1, đánh giá khả năng, chi phí của các máy bay, cũng như năng lực sản xuất của các công ty tham gia.
"Dữ liệu thu được sẽ là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược. Nó sẽ cho chúng tôi biết có nên đi bước tiếp theo - tiến tới mức độ mà chúng tội gọi là ‘thử nghiệm chiến đấu’ hay không và liệu các máy bay này có sẵn sàng cho thử thách đó hay không" – Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson phát biểu hồi tháng 8 – "Giai đoạn thử nghiệm chiến đấu có thể được tiến hành đầu năm tới".
Trong lúc này, Bộ Tư lệnh tác chiến Không quân Mỹ đang lên kế hoạch cho cuộc thử nghiệm chiến đấu. Giới chức Không quân Mỹ cho biết, hai mẫu AT-29 và AT-6 có thể sẽ tham gia thử nghiệm này, nhưng các mẫu máy bay khác vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn.
Hồi sinh Skyraider?
Một chiếc A-1E Skyraider trên đường bay về sau khi thực hiện nhiệm vụ ném bom gần Pleiku, Việt Nam tháng 1/1968
Defense News cho hay, Skyraider được phát triển vào tháng 6/1944. Theo yêu cầu của Không quân Mỹ, kỹ sư trưởng của tập đoàn Douglas đă thiết kế mẫu máy bay 1 chỗ ngồi với động cơ Wright R-3350 công suất 2.500 mă lực – loại được sử dụng trên máy bay ném bom B-29 Superfortress.
Khi cuộc chiến ở Việt Nam trở nên ác liệt hơn, Không quân Mỹ đă tiếp nhận 150 chiếc Skyraider, thay đổi định danh thành A-1E. Những chiếc Skyraider này đă mang lại cho quân Mỹ khả năng yểm trợ đường không tầm gần chính xác mà các máy bay chiến đấu của họ tại Việt Nam khi đó không thể làm được.
Kinh nghiệm vận hành các máy bay Skyraider tại Việt Nam đă thúc đẩy Không quân Mỹ tiến tới với mẫu cường kích A-10.
Hiện tại, các tính năng tương tự, mức độ cơ động, tốc độ thấp, khả năng bay nhiều giờ trong không phận chiến đấu và chi phí thấp tương tự như Skyraider đang là trọng tâm của cuộc tranh luận liên quan đến mẫu máy bay tấn công hạng nhẹ mới.
Theo trang mạng Global Aircraft, mỗi chiếc A-1 Skyraider có giá 414.000 USD (Trong khi đó, theo thống kê tháng 2/2017 của tờ Defense One, 3 phiên bản tiêm kích F-35 có giá lần lượt là 95 triệu USD (F-35A), 123 triệu USD (F-35B) và 122 triệu USD (F-35C)).