Sự thành công quá nhanh trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân của Triều Tiên đã khiến không chỉ Mỹ và cả TG phải lo lắng. Nhất là khi họ phát triển hạt nhân là nhằm để khiến Mỹ và Hàn Quốc phải từ bỏ ý định trừng phạt. Và theo như những diễn biến mới đây thì Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân khiến cho Kim Jong Un luôn tin vào sức mạnh đang theo đuổi.Trong buổi nói chuyện nhân chuyến thăm Singapore cuối tuần qua, Đô đốc Harry Harris - Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, đã có những chia sẻ về vị trí chiến lược của khu vực Ấn Độ - châu Á – Thái Bình Dương cùng các thách thức to lớn mà khu vực này phải đối phó.
Theo vị Đô đốc người Mỹ gốc Á đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ, thực tế Ấn Độ và Thái Bình Dương là nhân tố kinh tế có tính chất quyết định, kết nối Ấn Độ, Australia, Đông Nam Á, Đông Bắc Á, quần Đảo Thái Bình Dương và Mỹ.
Trong 70 năm qua, Ấn Độ- châu Á- Thái Bình Dương đã trở thành một trong những câu chuyện thành công tuyệt vời của thế giới. Khu vực này đã hoàn toàn thay đổi kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần II, nơi này giờ đây là ngôi nhà cho ba nền kinh tế lớn nhất của thế giới và là 7 trong số 8 thị trường đang phát triển nhanh nhất.Ấn Độ - châu Á - Thái Bình Dương cũng có 7 trong số 10 quân đội lớn nhất thế giới, điều này có nghĩa là khu vực cũng tạo nên sự an ninh toàn cầu. Hơn vậy, khu vực này đã trải qua những thập niên hòa bình và ổn định. Môi trường an ninh này đã tạo điều kiện nâng cao sự thịnh vượng không sánh kịp trong lịch sử nhân loại.
Sự an toàn tại châu Á – Thái Bình Dương, theo ông Harris, phần lớn nhờ vào thiết kế an ninh dựa theo quy luật trong khu vực cùng với sự hỗ trợ từ quân đội Mỹ trong suốt 70 năm qua. Mối quan hệ giữa các nước trong khu vực cũng ngày càng trở nên sâu sắc khi cùng nhau xây dựng một nền an ninh vững chắc dựa trên các nguyên tắc: hòa giải hòa bình cho các tranh chấp; tự do hàng hải cho các tàu và máy bay của quân đội và dân sự;và thương mại hợp pháp không bị cản trở.
Tuy trải qua một thời gian phát triển hòa bình và ổn định như vậy, song khu vực Ấn Độ - châu Á – Thái Bình Dương hiện nay vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trước hết, đó là mối đe dọa đến từ CHDCND Triều Tiên.
Đô đốc Harris phân tích, Triều Tiên là quốc gia duy nhất trong thế kỷ này đã thử vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, việc kết hợp đầu đạn hạt nhân với tên lửa đạn đạo trong tay của một lãnh đạo nóng tính như Kim Jong Un là cách dẫn đến tai họa. Các sự kiện liên tiếp thời gian qua đã chứng minh, nhà lãnh đạo Triều Tiên không sợ thất bại nên khả năng năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục cải tiến.
Trước những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhiều biện pháp đã được đề ra song chưa thực sự hiệu quả. Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson và Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis đã nêu rõ rằng ngoại giao là “khẩu đội pháo chủ chốt” của Hoa Kỳ trong đối phó với Triều Tiên.
Cùng với sự tham gia của nhiều cộng đồng quốc tế, Washington đang áp đặt áp lực ngoại giao và kinh tế lên Bình Nhưỡng để đạt được giải trừ vũ khí hạt nhân trọn vẹn, có thể thẩm tra, và không thể thay đổi của Bán đảo Triều Tiên cũng như để dỡ bỏ chương trình tên lửa đạn đạo của quốc gia này.
Ngoại trưởng Tillerson đã nói sau khi Triều Tiên phóng tên lửa liên quốc tế gần đây, rằng “cần phải có hành động toàn cầu để ngăn chặn mối đe dọa toàn cầu”. Các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng không chỉ là mối đe dọa với Hàn Quốc, mà còn là mối đe dọa đối với Trung Quốc, Nga, Singapore, Nhật Bản, Philippines , Australia, Thái Lan; và chắc chắn đó cũng là mối đe dọa đối với Mỹ. Đây thực sự là mối đe dọa cho toàn thế giới vì điểm phóng tên lửa của lãnh đạo Kim Jong Un nằm ở mọi hướng.
Ông Harris khẳng định, đó là lý do cần kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn đối với Bình Nhưỡng. Và chỉ trong tháng vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lớn nhất và là lần thứ 6.Tuy nhiên, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ cho rằng: “Dù ngoại giao là phương tiện cộng đồng quốc tế ưa chuộng để thay đổi phương hướng hành động của Triều Tiên, nhưng ngoại giao vẫn được hỗ trợ bởi sức mạnh quân đội đáng tin cậy. Nhiệm vụ của tôi với tư cách là một chỉ huy quân đội là đưa ra các lựa chọn quyền lực khó khăn này”.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster và đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley mới đây đều khẳng định Tổng thống Trump đã có sẵn các phương án quân sự để ngăn chặn chương trình tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên. Họ cho biết, mặc dù đó không phải là ưu tiên hàng đầu, song đã được trình Tổng thống.
Cố vấn McMaster nói, Mỹ đang dần hết kiên nhẫn với các giải pháp ngoại giao nhằm giải quyết chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. “Chúng tôi sắp cạn dần phương án ngoại giao. Những người nói rằng chúng tôi không có phương án quân sự nên biết rằng, chúng tôi đã có phương án quân sự”, ông McMaster nói.
Trong khi đó, Đô đốc Harris cũng hiến kế: “Có thể kêu gọi Trung Quốc tham gia nhiều hơn để dùng thế lực kinh tế đáng kể của họ trong việc ngăn chặn thử vũ khí chưa từng có của Bình Nhưỡng. Triều Tiên chỉ có một đồng minh là Trung Quốc, và ngược lại. Các cơ quan Trung Quốc liên quan đến 90% thương mại với Triều Tiên. Điều này có nghĩa là Bắc Kinh có ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng nhiều hơn bất cứ nước nào khác, do vậy cần phải khiến Trung Quốc trở thành chìa khóa cho tác động hòa bình của bán đảo Triều Tiên”, Đô đốc Harris nhận định.
Phía Trung Quốc từ lâu đã kêu gọi đối thoại với Triều Tiên và cách tiếp cận này cũng đã nhận được sự tán đồng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/7. Tuy nhiên, dù ban đầu Tổng thống Donald Trump rất hăng hái lôi kéo Trung Quốc kiềm chế Triều Tiên nhưng kết quả lại không được như ông kỳ vọng nên nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã đe dọa sẽ “hành động một mình” nếu như Bắc Kinh vẫn giậm chân tại chỗ.
|