Sau khi thị trường cố phiếu giảm điểm, ông Trump đăng đàn b́nh luận về sự việc.
Theo tin từ trang CNN Money, trong hai ḍng trạng thái liên tiếp trên mạng xă hội Twitter vào ngày thứ Tư, ông Trump tỏ ra không hài ḷng với Phố Wall. "Ngày xưa, mỗi khi có tin tốt, thị trường chứng khoán lại tăng điểm", ông viết.
Tiếp đó, ông viết: "Ngày nay, khi có tin tốt, thị trường chứng khoán đi xuống. Sai lầm lớn là chúng ta đang có quá nhiều tin tốt về nền kinh tế!".
Lời phàn nàn trên được ông chủ Nhà Trắng đưa ra 2 ngày sau một khoảnh khắc có thể được xem là trớ trêu: chỉ số Dow Jones của chứng khoán Mỹ giảm hơn 1.000 điểm trong lúc ông Trump đang có một bài phát biểu trên truyền h́nh nhấn mạnh những lợi ích kinh tế từ kế hoạch cải tổ thuế của ông.
Phiên thứ Hai tuần này là ngày đen tối nhất ở Phố Wall kể từ năm 2011, đặt ông Trump vào một t́nh thế khó, bởi ông đă "khoe" quá nhiều về sự tăng điểm của thị trường kể từ khi ông đắc cử Tổng thống Mỹ.
Tuy vậy, Phố Wall đă có một phiên phục hồi mạnh vào ngày thứ Ba, với mức tăng mạnh nhất trong 15 tháng. Trong phiên ngày thứ Tư, thị trường tiếp tục trồi sụt trước khi kết thúc phiên trong trạng thái giảm điểm.
Lúc đóng cửa, chỉ số S&P 500 giảm 0,5%, sau khi tăng tới 1,2% trong phiên, đánh dấu sự đảo chiều mạnh nhất trong một phiên giao dịch của chỉ số này kể từ tháng 2/2016. Dow Jones giảm gần 0,1% và có sự đảo chiều mạnh nhất kể từ tháng 8/2015. Nasdaq chốt với mức giảm 0,9%.
Đúng như ông Trump nói, thị trường chứng khoán Mỹ đă giảm điểm vào lúc nền kinh tế nước này nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đang khởi sắc. Tuy nhiên, thị trường luôn có những lư lẽ riêng của nó.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 1 tốt hơn dự báo, trong đó tiền lương của người lao động Mỹ đang tăng với tốc độ mạnh nhất kể từ năm 2009.
Thông tin này khiến giới đầu tư lo ngại lạm phát sẽ tăng nhanh, dẫn tới việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ đẩy nhanh việc tăng lăi suất. Môi trường lăi suất thắt chặt là không có lợi cho chứng khoán, đồng thời có thể bào ṃn lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết.
"Chúng ta đang ở trong một sự rắc rối, nơi mà thông tin tốt của nền kinh tế lại được coi như tin xấu đối với thị trường chứng khoán", nhà quản lư danh mục Candice Bangsund thuộc Fiera Capital nói với CNN Money.
Trên thực tế, không chỉ ông Trump mà một số Tổng thống trước đây của Mỹ cũng đối diện với t́nh huống "oái oăm" tương tự. Không ít lần dưới thời Tổng thống Barack Obama, Phố Wall đă lo ngại về việc tin tốt kinh tế có thể buộc FED tăng lăi suất. Trong một số lần khác, báo cáo việc làm u ám lại khiến chứng khoán tăng điểm, bởi điều đó đồng nghĩa với việc FED sẽ phải giữ chính sách nới lỏng.
Ngoài ra, cú giảm vừa rồi của chứng khoán Mỹ không chỉ liên quan đến vấn đề tin tốt-tin xấu như ông Trump nói. Theo nhiều chuyên gia, chứng khoán Mỹ đă trở nên quá nóng bởi đă tăng điểm liên tục kể từ khi ông Trump đắc cử. Trong trường hợp như vậy, thị trường dễ dàng biến động mạnh khi có thông tin tác động. Bởi vậy, sự điều chỉnh của thị trường được giới phân tích cho là lành mạnh và cần thiết.
"Thị trường sẽ tốt hơn trong dài hạn nếu thi thoảng có một đợt điều chỉnh", Giám đốc điều hành (CEO) của Capital Group, ông Tim Armour, nói trong một báo cáo mới đây. "Thị trường không thể lúc nào cũng tăng điểm được".
Trước đây, ông Trump từng "hô hào" Phố Wall giữ đà tăng điểm. Sau khi Dow Jones đạt mốc 20.000 USD vào đầu năm 2017, ông nói: "Giờ chúng ta cần phải đi lên, lên, lên". Phát biểu này trái ngược với những ǵ ông từng nói trong chiến dịch tranh cử năm 2016, khi ông gọi Phố Wall là một "bong bóng to, béo và xấu xí".