Tại sao chúng ta hay bị sốt cao về đêm chứ không phải ban ngày? Một bệnh cảnh bất thường dạng như vậy là khi thân nhiệt chỉ tăng cao vào ban đêm, ban ngày, người bệnh hoàn toàn không sốt.
Nhiễm trùng da: Bất cứ loại nhiễm trùng nào cũng có thể gây tăng nhiệt độ cơ thể. Một trong số này là nhiễm trùng da. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng da và bị sốt hãy khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nhiễm trùng đường tiểu: Đây có thể là nguyên nhân khiến bạn sốt cao về đêm. Tuy nhiên nó thường kèm với đau trong đường niệu cũng gây cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu bạn bị những tình trạng này, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sốt. Cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng thực quản, thanh quản, phế quản có thể dẫn đến phản ứng sốt của cơ thể. Thông thường, những tình trạng này giảm dần trong một vài ngày. Tuy nhiên, đôi khi nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể cần thời gian để chữa lành.
Rối loạn mô liên kết: Một số rối loạn mô liên kết như viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến cơn sốt đi kèm với cơn đau ở các khớp bị viêm.
Căng thẳng: Căng thẳng và mệt mỏi do làm việc quá sức ban ngày đôi khi có thể dẫn tới cơn sốt về đêm. Lắng nghe cơ thể của bạn và đừng quá vắt kiệt sức mình vì nếu bạn làm như vậy, chắc chắn cơ thể bạn sẽ không thể vực dậy được.
Dị ứng: Một trong những lý do gây sốt vào ban đêm có thể là phản ứng dị ứng gây ra do một loại thuốc nào đó. Dị ứng có thể gây sốt ban đêm cũng như đỏ, sưng. Nếu tình trạng trở nên xấu đi, cần có sự hỗ trợ của bác sĩ.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt cao về ban đêm là do rối loạn nội tiết và chuyển hóa bệnh do tuyến giáp hoặc phản ứng do sử dụng thuốc.