Iceland được coi là vùng đất chết của loài muỗi. V́ sao quốc gia này lại đặc biệt đến vậy? Trong khi đó, muỗi ở nước láng giềng Greenland có thể hạ gục được cả một con tuần lộc con.
Iceland là một trong những quốc gia thưa dân nhất thế giới, đồng thời là nơi bạn không thể t́m thấy một con muỗi nào. Theo trang Khoa học Iceland (IWOS), có 2 loài muỗi ở Greenland, 28 loài ở Na Uy, Anh và 41 loài có thể được t́m thấy ở các quốc gia phía Đông Iceland. Riêng Iceland th́ không. Vậy nguyên nhân là ǵ?
Viện Lịch sử Tự nhiên Iceland.
Loài động vật này hiếm đến nỗi nếu muốn chiêm ngưỡng nó ở đảo Băng, bạn chỉ có thể đến viện Lịch sử Tự nhiên Iceland. Tại đây có một con muỗi được trưng bày từ những năm 1980 do nhà sinh vật học Gisli Mar Gislason bắt được trên một chuyến bay. "Tôi đă đuổi theo nó quanh cabin để tóm lấy. Đó là con muỗi duy nhất tôi từng t́m thấy ở Iceland" - ông nói với New York Times.
Nhiều nghiên cứu về lư do quốc gia này không có muỗi dù vẫn có rừng, sông, suối... thậm chí vùng đất được phủ xanh ở Iceland c̣n nhiều hơn cả Greenland - nơi có hơn 80% diện tích ch́m trong băng giá. Thế nhưng ở Greenland nhiều ao cạn. Sau khi đẻ trứng, ấu trùng muỗi ngủ đông bên dưới lớp băng, rồi phát triển thành con ngay khi băng tan lúc xuân về. Do mùa xuân ngắn nên ṿng đời muỗi Greenland cũng ngắn. Để tồn tại, chúng buộc phải phát triển nhanh cùng kích thước lớn hơn so với b́nh thường. V́ thế, một bầy muỗi ở "vùng đất xanh" hoàn toàn có thể giết chết một con tuần lộc con.
Tuy nhiên ở Iceland th́ khác. Địa h́nh không có ao cạn c̣n khí hậu th́ chia thành 3 chu kỳ đóng băng và tan băng chính trong năm. Thế nhưng mùa đông ở đây thay đổi liên tục, thời tiết có thể đột ngột ấm lên, băng tan trong một ngày rồi nhiệt độ sẽ lại giảm xuống ngay sau đó. Khí hậu biến chuyển quá nhanh đến nỗi muỗi không có đủ thời gian để hoàn thành ṿng đời, nhộng không kịp trưởng thành khi nhiệt độ lại giảm và đóng băng ngay lập tức. Đây cũng là lư do khiến du khách không cần phải lo sợ bất kỳ nguy cơ nào về dịch bệnh do muỗi gây ra khi đến đất nước này.