Dấu hiệu bệnh tâm thần dễ bị bỏ qua. Người bệnh tâm thần không la hét hay đập phá đồ đạc, họ có thể xuất hiện các triệu chứng nhỏ, dễ bị bỏ qua.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương (Hà Nội), cho biết sức khỏe con người được chia thành 3 phần: thể chất, xă hội và tâm thần. Tuy nhiên, hầu như chúng ta chỉ chú trọng vấn đề sức khỏe thể chất.
"Chúng ta thường biết đến tâm thần qua những bệnh nhân tâm thần mạn tính, điên, trần chuồng, bẩn thỉu, lang thang ngoài đường. Tuy nhiên, sức khỏe tâm thần là đời sống tinh thần của con người. Dù chưa có thống kê chính xác, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đă công bố hồi đầu năm 2019 rằng vấn đề sức khỏe tâm thần chiếm khoảng 30% dân số", ông nhận định.
Lầm tưởng do triệu chứng không rơ ràng
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương, cho biết đơn vị này từng tiếp nhận nhiều trường hợp mắc tâm thần nhưng bị bỏ qua các biểu hiện nhỏ của bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Hồng Thu, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Ban ngày Mai Hương. Ảnh: Quốc Toàn.
Cách đây không lâu, đơn vị này từng điều trị cho bà Trần Thanh Thúy (40 tuổi, trú tại Hà Nội). Chồng của bà Thúy thường xuyên có biểu hiện ghen tuông thái quá cùng nhiều hành động khác thường.
"Ban đầu, Thúy cảm động v́ nghĩ chồng yêu ḿnh. Tuy nhiên, mỗi lần chuẩn bị quan hệ, người chồng lại chất vấn, thậm chí gây gổ, lấy dây lưng quật và tra khảo vợ. Có thời điểm, người chồng bắt vợ phải nói câu 'vợ yêu chồng' 1.000 lần mới được ngủ. Nếu Thúy không làm theo, ông dọa sẽ phóng hỏa đốt nhà", TS Thu kể.
Bà Thúy bắt đầu dằn vặt về nguyên nhân chồng yêu ḿnh nhưng liên tục làm khổ vợ. Bà cảm nhận được sự bất thường và đưa chồng tới khám tại bệnh viện.
TS Thu giải thích: "Sau khi t́m hiểu, tôi phát hiện người chồng nghiện rượu. Đây là nguyên nhân của chứng hoang tưởng, ghen tuông hay gặp ở người nghiện rượu và đă gây ra nhiều thảm cảnh trong hôn nhân".
Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh
Theo TS Hồng Thu, bệnh viện vừa tiếp nhận học sinh của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Nữ sinh này vừa đỗ vào Đại học Ngoại Thương (Hà Nội) và nhận được học bổng 75% tại Australia.
"Cuộc sống của bệnh nhân này rất trọn vẹn. Cô bé trẻ, điều kiện sống tốt, gia đ́nh chiều chuộng, được đầu tư cho tương lai. Tuy nhiên, bệnh nhân luôn u uất, buồn chán, buông xuôi, ăn, ngủ kém trong vài tuần. Dấu hiệu trầm cảm rơ rệt", TS Thu nhận định.
Bệnh nhân này được chẩn đoán là trầm cảm nội sinh, không có nguyên nhân. Đáng chú ư, khi đưa con đến khám, người mẹ cũng được phát hiện mắc bệnh trầm cảm. May mắn, người mẹ đă tự điều chỉnh tâm lư để cuộc sống hài ḥa.
Trước đó, bệnh nhân có suy nghĩ bi quan và từng muốn kết thúc cuộc đời nhưng chưa có kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, tiến sĩ Thu nhận định nếu kéo dài, bệnh sẽ để lại biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh tâm lư rất đa dạng. Nhiều trường hợp đau đầu dai dẳng, mất ngủ kéo dài, mệt mỏi xương khớp...
Trước đó, một nhân viên ngân hàng, 30 tuổi, có chồng làm việc tại Bộ Tài chính, cuộc sống viên măn, đến gặp TS Thu. Bệnh nhân này chỉ xuất hiện triệu chứng duy nhất là tức ngực, khó thở nên không thể tập trung làm việc.
TS Thu nhận định trường hợp này bị rối loạn lo âu, một dạng trầm cảm liên quan sang chấn tâm lư và stress. Thông thường, chúng ta có thể thích nghi với áp lực và giải quyết công việc. Tuy nhiên, bệnh nhân không có khả năng này dẫn đến khó thở, hoảng loạn và thường xuyên phải cấp cứu.
Khi tới điều trị, các bác sĩ khuyên cô tiếp tục đi làm, tránh ở nhà trong thời gian dài nhằm tăng sự giao lưu, cân bằng các mối quan hệ. Sau khi kết hợp dùng thuốc và điều trị tâm lư, bệnh nhân đă quay lại công việc và có cải thiện lớn.
"Nhiều người cố tỏ ra ḿnh ổn"
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ 5% dân số thế giới thực sự khỏe mạnh, 25% người mắc bệnh và đang được điều trị, 70% c̣n lại có trạng thái sức khỏe số 3.
Trạng thái này xuất hiện ở những người không hoàn toàn khỏe mạnh nhưng khám không có bệnh, tinh thần giảm sút, kém hứng thú trong cuộc sống, ngại giao tiếp. Một số vấn đề điển h́nh bao gồm béo ph́, hói đầu, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, trí nhớ kém, khó kiềm chế cảm xúc... Đặc biệt, nhiều người có trạng thái thứ 3 rơi vào bệnh trầm cảm.
Chỉ 5% dân số trên thế giới thực sự khỏe mạnh: Ảnh minh họa: Rehab Thailand.
Theo TS Thu, những người này làm việc, ứng xử b́nh thường nhưng chỉ biểu hiện bên ngoài. Họ cố gắng tỏ ra ổn nhưng sức khỏe tinh thần rất kém và cần được điều trị.
"Chúng tôi gọi t́nh trạng này là trầm cảm ẩn hay trầm cảm nụ cười. Việc bỏ sót điều trị khi bệnh nhân rơi vào t́nh trạng này có thể dẫn đến biến chứng và kết cục là tự sát", TS Thu cho hay.
Chuyên gia này cho rằng các bệnh về tâm thần không được người dân và ngay cả bác sĩ đa khoa đánh giá đúng dẫn đến bỏ sót, điều trị muộn. Các vấn đề tâm lư chỉ có thể được phát hiện bởi người nhà, bản thân bệnh nhân hoặc bác sĩ chuyên ngành khác khi khám.
VietBF@ sưu tầm.