Mới đây, nhà nghiên cứu bảo mật Felix Krause đã phát hiện trình duyệt tích hợp trên TikTok (iOS) có khả năng giám sát tất cả thao tác nhập và nhấn bàn phím của người dùng.
Krause nói rằng trình duyệt trên TikTok có khả năng thu thập các chi tiết nhạy cảm bao gồm mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng… khi người dùng tương tác với một trang web bất kì. Tuy nhiên, TikTok đã bác bỏ cáo buộc kể trên.
"Từ góc độ kỹ thuật, điều này tương đương với việc cài đặt keylogger trên các trang web của bên thứ ba", Krause viết về mã JavaScript mà TikTok đưa vào. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng không phải ứng dụng nào bổ sung thêm JavaScript cũng đều độc hại."Giống như các nền tảng khác, chúng tôi sử dụng trình duyệt trong ứng dụng để cung cấp trải nghiệm người dùng tối ưu, nhưng mã JavaScript được đề cập chỉ được sử dụng để gỡ lỗi, khắc phục sự cố và theo dõi hiệu suất của trải nghiệm đó, như kiểm tra tốc độ tải của một trang hoặc xem nó có bị treo không", một phát ngôn viên của TikTok chia sẻ với Forbes.
Theo người phát ngôn của TikTok, mã JavaScript là một phần của bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) mà TikTok đang tận dụng, và TikTok không sử dụng để ghi nhật kí bằng phím.
Krause nói rằng những ai muốn tự bảo vệ mình khỏi các mã JavaScript độc hại tiềm ẩn có thể mở liên kết bằng trình duyệt mặc định trên iPhone, đơn cử như Safari hoặc sử dụng Firefox, DuckDuckGo…
Trước đó không lâu, Facebook và Instagram cũng bị phát hiện chèn mã JavaScript vào trình duyệt tích hợp để theo dõi hoạt động của người dùng.
Trả lời trên Twitter, người phát ngôn của Meta (công ty mẹ của Facebook và Instagram) nói rằng công ty phát triển mã này nhằm tôn trọng lựa chọn của mọi người.
Krause cho biết anh đã tạo ra một công cụ đơn giản cho phép bất kì ai cũng có thể kiểm tra xem trình duyệt trong ứng dụng có đang chèn mã JavaScript khi hiển thị một trang web hay không.
Nhà nghiên cứu cho biết người dùng chỉ cần mở một ứng dụng mà họ muốn phân tích, chia sẻ địa chỉ InAppBrowser.com ở đâu đó bên trong ứng dụng (chẳng hạn như trong một tin nhắn trực tiếp cho người khác), sau đó nhấn vào liên kết bên trong ứng dụng để mở nó bằng trình duyệt và đọc báo cáo được hiển thị chi tiết.Theo các nghiên cứu của Google, khi muốn tìm kiếm một thứ gì đó, người dùng trẻ thường có xu hướng mở Instagram và TikTok thay vì sử dụng Google Maps hoặc Search.
Thử thách là một trong những tính năng cốt lõi của TikTok, đến mức các đối thủ cạnh tranh đã cố gắng tích hợp chúng vào nền tảng của họ nhằm thu hút người dùng. Một số thử thách chỉ đơn giản là thực hiện vài động tác nhảy, trong khi những thử thách khác thì không lành mạnh như vậy.
Nói đi cũng phải nói lại, trên TikTok không thiếu các nội dung hữu ích, mẹo vặt, chia sẻ về nhiều vấn đề trong cuộc sống, tuy nhiên, phần nhiều giới trẻ chỉ thường thích xem các video độc lạ và rất dễ bị lây nhiễm, bắt chước.
Theo Jess Cohen, người quản lý công ty truyền thông Jump 450: “Mạng xã hội rất mạnh mẽ, nó có khả năng tác động đến các cuộc bầu cử, kích động sự thay đổi, tạo ra những người nổi tiếng, phát triển các mối quan hệ, tạo ra tình yêu và khiến mọi người cười. Tuy nhiên, TikTok đang ảnh hưởng đến thế hệ trẻ một cách tiêu cực”.
Thay vì tập trung vào việc học, nhiều sinh viên đang lãng phí thời gian quý báu để làm những video không có lợi ích cho xã hội. Hầu hết, họ đang sử dụng nó như một con đường tắt để trở thành người nổi tiếng trong một sớm một chiều.
Nhìn chung, việc lạm dụng bất cứ thứ gì cũng đều có hại. Để hạn chế, các bạn trẻ đang là học sinh, sinh viên nên tập trung nhiều hơn vào việc học thay vì lúc nào cũng nghĩ về những người theo dõi mình.
Lời khuyên thứ hai của Jess Cohen là chỉ nên sáng tạo những nội dung có thể mang lại lợi ích cho người xem, thay vì bắt chước theo các thử thách nguy hiểm.
|