Ôm điện thoại suốt đêm trước giờ ngủ là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị mất ngủ hoặc uể oải, thiếu tỉnh táo vào ban ngày.Theo một khảo sát gần đây trên Android Authority, gần một nửa số người tham gia cho biết họ thường đặt điện thoại bên cạnh mỗi khi đi ngủ. Kể cả với nhóm không mang điện thoại lên giường, vẫn có người cho biết để điện thoại ở tủ đầu giường hoặc vị trí gần ḿnh.
Song, theo trang tin, thói quen này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng. Nhiều nghiên cứu đă chỉ ra cả người lớn và trẻ em đều không nên để điện thoại ở gần khi ngủ. Đặc biệt, một vài số liệu cho thấy smartphone là nguyên nhân chính gây chứng mất ngủ hay khiến con người không thể tỉnh táo vào ban ngày.
Thói quen dùng điện thoại tai hại
Cụ thể, theo một nghiên cứu vào năm 2016 của King's College London, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trước giờ ngủ đă làm giảm đến số lượng và cả chất lượng giấc ngủ, khiến con người thiếu tỉnh táo vào ban ngày.
Cụ thể, nếu điện thoại ở quá gần, người dùng sẽ ngủ ít hơn và khó ngủ sâu. Nghiên cứu chỉ ra những tác động xấu này vẫn xuất hiện dù họ không sử dụng điện thoại trước khi ngủ, v́ chỉ cần smartphone ở gần giường, giấc ngủ của con người hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng.Trong đó, trẻ em là đối tượng bị tác động nhiều nhất khi những đứa trẻ 10 tuổi thường mất đến 8-9 giờ cho giấc ngủ chỉ v́ smartphone. Nghiên cứu c̣n đổ lỗi những nền tảng như TikTok và Instagram đang khiến bọn trẻ có tâm lư sợ bị bỏ lỡ (FOMO) hơn bao giờ hết.
Thay v́ tương tác với nhau ở trường học, với tính chất luôn hoạt động 24/7, mạng xă hội đă khiến bọn trẻ giao tiếp, chia sẻ với nhau vào giờ ngủ đến tận nửa đêm.
Một hậu quả khác của t́nh trạng thiếu ngủ là gây ra bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu của trường Universiti Putra Malaysia, trẻ em càng dùng mạng xă hội trước giờ ngủ nhiều sẽ càng khó ngủ, liên quan trực tiếp đến mức độ căng thẳng của chúng.
Nhưng không chỉ ảnh hưởng đến trẻ em, thói quen sử dụng điện thoại vào giờ ngủ cũng tác động xấu đến giấc ngủ của người trưởng thành.
Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Social Science & Medicine năm 2015 kết luận thời gian dùng smartphone trong giờ ngủ càng nhiều sẽ khiến người ở độ tuổi 40 thường xuyên mệt mỏi và ngủ nhiều hơn. Thói quen này cũng làm giảm thời lượng giấc ngủ và khiến những người U60 thức giấc sớm hơn.
T́m cách "rời xa" điện thoại mỗi khi ngủ
Để giải quyết vấn đề này, các hăng công nghệ đă bổ sung thêm nhiều tính năng để thay đổi thời gian người dùng sử dụng smartphone về đêm. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2021 trên Journal of the National Sleep Foundation chỉ ra rằng chế độ Night Shift trên iPhone không hề cải thiện giấc ngủ của người dùng.
Trên thực tế, việc tiết chế sử dụng smartphone sẽ giúp giấc ngủ của họ trở nên tốt hơn so với tính năng của iPhone.Theo Android Authority, nguyên nhân gây ra t́nh trạng mất ngủ khi sử dụng điện thoại trên giường là v́ ánh sáng xanh của màn h́nh làm giảm tiết hormone melatonin, giúp điều ḥa chu kỳ thức - ngủ của con người.
Bên cạnh đó, khi dùng smartphone, các ứng dụng sẽ liên tục kích thích năo bộ và kéo sự chú ư của người dùng. Mỗi khi điện thoại rung hay hiện thông báo, người dùng sẽ có xu hướng muốn kiểm tra chúng để không bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Cuối cùng, bức xạ từ điện thoại cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của con người.
Nhưng điều đáng mừng là người dùng thường chỉ mất một tháng nếu thay đổi thói quen và muốn cải thiện giấc ngủ của ḿnh. Cụ thể, lời khuyên của Android Authority là người dùng nên giảm thời gian sử dụng smartphone trước giờ ngủ để dễ vào giấc, ngủ lâu hơn, sâu hơn và giảm nguy cơ mất ngủ. Đồng thời, người dùng cũng không nên để smartphone gần giường mỗi lúc đi ngủ.
Một lời khuyên khác là sử dụng các tính năng bổ sung của các hăng như Digital Wellbeing của Google để kiểm soát thời gian sử dụng điện thoại. Với tính năng này, người dùng có thể giới hạn thời gian truy cập một số app nhất định và sẽ hiện thông báo nếu vượt quá.
|