Nghị viện Canada đă đề xuất dự thảo luật Online News Act. Qua đó vẽ ra một giải pháp nơi các dịch vụ trực tuyến như Facebook và Google phải chia sẻ doanh thu quảng cáo với những trang tin và tờ báo điện tử trực tuyến. Những đơn vị mà Facebook và Google hiển thị tin tức do họ sản xuất và đăng tải.
Ngay lập tức, Facebook đă lên tiếng dọa chặn việc chia sẻ tin tức ở Canada, nếu nghị viện nước này thông qua dự thảo luật nói trên. Họ cho rằng, Online News Act đă giả định một cách sai lầm rằng Facebook “hưởng lợi một cách không công bằng từ mối quan hệ giữa mạng xă hội với các nhà xuất bản tin tức.”
Mục tiêu của Online News Act, như đă nói, chính là t́m ra giải pháp để các trang tin và báo điện tử của Canada được bù đắp xứng đáng về mặt doanh thu khi tin bài họ sản xuất và đăng tải được chia sẻ trên các mạng xă hội, hoặc hiển thị trên những trang t́m kiếm của Google. Được biết, ủy ban di sản của hạ viện Canada đă tổ chức một cuộc họp mời các bên bàn thảo về dự thảo luật kể trên, nhưng đại diện của Meta cho biết họ không được mời.
Nếu anh em thấy dự thảo luật chia sẻ doanh thu giữa mạng xă hội và dịch vụ trực tuyến với các trang tin nó có ǵ đó quen thuộc, th́ trước đó Úc đă thông qua một luật tương tự, tên là News Media Bargaining Code. Dù rằng Úc đă thông qua dự thảo luật này, nhưng trước đó cũng có khá nhiều rắc rối khi cả Facebook lẫn Google đều làm ḿnh làm mẩy. Facebook trong quá tŕnh dự thảo luật được giới thiệu đă tắt tính năng chia sẻ tin tức trên mạng xă hội, và Google th́ dọa ngừng dịch vụ t́m kiếm trực tuyến tại Úc.
Nhưng rồi cuối cùng Google cũng phải kư thỏa thuận hợp tác với các trang tin ở Úc, c̣n Facebook th́ ngừng tính năng chặn chia sẻ tin tức sau khi nghị viện Úc chỉnh sửa lại dự thảo luật.
Nói vậy không hẳn là quá tŕnh đó không tạo ra hậu quả. Hành động chặn chia sẻ tin tức của Facebook cũng đă khiến những bài viết của các cơ quan thuộc chính phủ Úc, đặc biệt là cứu hỏa và y tế, không đến được với người dân. Hồi đầu năm nay, một nhóm từng làm việc cho Facebook tiết lộ rằng đó là một chiến lược đàm phán của MXH, khi họ dùng khái niệm “tin tức” rất rộng để khiến Úc thực sự rối loạn v́ người dân không được tiếp cận với tin tức cập nhật.
Tương tự ở Canada, Facebook nói sẵn sàng chặn chia sẻ tin tức nếu nước này không thay đổi dự thảo luật. Phía Meta nói rằng những bài viết có đính link từ các trang tin và báo điện tử chỉ chiếm có 3% tổng nội dung chia sẻ hàng ngày của người dùng Facebook, và cho rằng chúng “không phải thứ thu hút người dùng” và cũng không phải “nguồn doanh thu đáng kể.”
Meta tuyên bố chính thức: “Nếu dự thảo này được thông qua, tạo ra những trách nhiệm tài chính chưa từng có trên toàn thế giới liên quan đến những đường link hoặc nội dung tin tức, chúng tôi có thể buộc phải xem xét việc liệu có tiếp tục cho phép chia sẻ những nội dung như thế này trên Facebook ở Canada hay không.”
Meta cũng cho rằng, chia sẻ link tin tức trên Facebook thực ra là làm lợi cho các trang tin và báo điện tử nhiều hơn.
Tháng 5/2022, Meta cho biết những kênh tin tức chính thống ở Canada đă tạo ra 1,9 tỷ lượt click trong ṿng 12 tháng trước đó, tạo ra doanh thu quảng cáo khoảng 230 triệu đô Canada.