Lin Xi, 26 tuổi, kiếm được 3 triệu tệ (10,4 tỷ đồng) mỗi năm nhờ công việc tháo dỡ linh kiện điện thoại và xếp vào khung.
Bàn làm việc của cô gái ở tỉnh Sơn Đông luôn đầy dụng cụ như tuốc nơ vít, kẹp gắp để tháo thiết bị điện tử, hộp, khay đựng các linh kiện nhỏ, cồn siêu âm để lau máy tính, keo dán tấm đáy...
Công việc Lin Xi đang làm chính xác là kết hợp và thiết kế lại các linh kiện của điện thoại di động để trở thành một tác phẩm nghệ thuật treo tường, giúp các thiết bị điện tử cũ kỹ có diện mạo mới, theo yêu cầu.
Một số khách hàng đă gửi cho Lin chiếc iPhone nguyên bản do Steve Jobs thiết kế, số khác gửi chiếc "Pocket" của Sony đă ngừng sản xuất, hoặc chiếc "Big Brother" của Motorola sản xuất vào những năm 1970.
Lin Xi đang tháo chiếc điên thoại iPhone cho bức tranh treo tường tại pḥng làm việc ở tỉnh Sơn Đông. Ảnh: Sina
Với cô, đằng sau mỗi chiếc điện thoại là một câu chuyện ư nghĩa. Đó có thể là chiếc điện thoại một người đàn ông dùng để nói chuyện với mẹ lần cuối; hay chiếc iPhone 6 là kỷ vật minh chứng cho t́nh yêu 10 năm của một cặp vợ chồng. Và thay v́ vứt hoặc xếp xó, khách hàng của Lin mong muốn thiết bị điện tử được tháo dỡ và đóng khung để có thể lưu giữ lâu hơn.
"Tôi đă quen với việc hỏi khách hàng về ư nghĩa đằng sau chiếc điện thoại và những câu chuyện này sẽ trở thành cảm hứng cho các thiết kế", cô gái 26 tuổi chia sẻ.
Khi nhận thiết bị, Lin sẽ thông báo với khách các bộ phận có thể tháo rời, sau làm sạch và bảo quản. Trước khi đóng khung, cô cũng t́m hiểu về lịch sử của chiếc máy như thông tin thời điểm ra mắt, loại chip... tất cả sẽ được ghi chú bên cạnh các bộ phận trong phần giới thiệu ngắn gọn.
Cô nói có thể mất từ 5 đến 15 ngày để nghiên cứu với các sản phẩm đồ cổ, không c̣n nhiều thông tin trên Internet.
Tiếp đó là quy tŕnh thiết kế. Trong giai đoạn đầu, Lin sẽ lấy một tờ giấy trắng đặt các bộ phận của điện thoại sang một bên và vẽ một bản phác thảo theo h́nh dạng và kích thước của từng bộ phận. Sau đó sẽ tải các bản thiết kế lên máy tính và gửi khách hàng duyệt trước khi bắt tay thực hiện.
Lin Xi bén duyên với công việc này cách đây hai năm khi đăng tải lên mạng xă hội một video tháo dỡ, thiết kế và đóng khung chiếc iPhone 4. Cô lập tức nhận được sự chú ư và nhận 200 đơn đặt hàng. Đơn hàng giá trị lớn nhất cô nhận làm lên đến 5.000 tệ (17 triệu đồng) và mất nửa năm để hoàn thành toàn bộ số đơn tồn đọng.
Số liệu thống kê trong năm 2021 cho thấy Trung Quốc hiện có 1,8 tỷ chiếc điện thoại di động nhưng tỷ lệ giữ lại khi không sử dụng chỉ khoảng 50%.
Từ khi khai trương dịch vụ, hoạt động kinh doanh của Lin Xi ngày càng phát đạt. Ngoài điện thoại, cô cũng nhận làm máy tính, máy chơi game, bàn chải điện, huy chương quân sự...
Đơn hàng dồn dập giúp Lin mở cửa hàng đầu tiên sau một năm làm việc. Muốn t́m cộng sự hỗ trợ nhưng cô gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng bởi những người am hiểu thiết kế máy lại không rành các sản phẩm kỹ thuật số, hoặc ngược lại. Chưa kể, đào tạo nhân sự tốn rất nhiều chi phí và công sức.
Lin tiết lộ, chi phí để tháo rời một thiết bị điện tử không hề rẻ. Như phí tháo linh kiện cơ bản như điện thoại, máy chơi game là 598 tệ, phí thiết kế là 300 tệ. Riêng các sản phẩm phức tạp hơn như máy tính, máy ảnh sẽ trên 1.000 tệ.
"Giá đắt nhất cho một thiết bị tôi từng làm khoảng 3.000 tệ, nhưng hiện tại đă tăng gấp 10 lần", Lin nói và cho biết hiện mỗi năm kiếm được 3 triệu tệ từ công việc này. Bên cạnh đó, cô gái trẻ cũng bán các khóa học dạy quy tŕnh tạo ra những tác phẩm từ linh kiện với học phí khoảng 2.000 tệ mỗi người.
Ngoài tăng thu nhập, công việc này giúp Lin có thêm các trải nghiệm thú vị khi tiếp xúc với nhiều thiết bị tưởng chừng biến mất trên thị trường như máy nhắn tin, điện thoại Motorola đời đầu hay những khách hàng là người nổi tiếng.
Các video cô gái 26 tuổi chia sẻ trên trang cá nhân đều xoay quanh công việc của bản thân thu hút hơn 2 triệu người theo dơi. Điều này giúp Lin có thêm lượng lớn khách hàng tiềm năng và chuẩn bị mở cửa hàng thứ hai trong thời gian tới.