Đây cũng là một vấn đề trầm kha của thị trường Trung Quốc mà chúng ta cũng đã biết tới từ nhiều năm qua.
670 nghìn tỷ đồng "bốc hơi"?
Với khó khăn hiện tại, các doanh nghiệp chăn nuôi ở Trung Quốc cũng không thể thoát khỏi áp lực. Giá cổ phiếu của Muyuan Co., Ltd – Nhà chăn nuôi lợn hàng đầu Trung Quốc đã lao dốc, hơn 200 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 670 nghìn tỷ đồng) đã bốc hơi trong phút chốc.
Cụ thể tính đến khi kết thúc phiên giao dịch ngày 8/10 tại thị trường chứng khoán thứ cấp, cổ phiếu của công ty chỉ đạt 37,89 Nhân dân tệ/cổ phiếu.
Để so sánh, tổng giá trị thị trường hiện tại của Muyuan Co., Ltd là khoảng 207 tỷ Nhân dân tệ, thấp hơn 200 tỷ Nhân dân tệ so với mức đỉnh vào năm 2021 là hơn 400 tỷ.
Không những vậy, các tin đồn hiện đang được lan truyền về việc sắp có những thay đổi lớn trong công ty này, ví dụ như khả năng sa thải quy mô lớn ảnh hưởng tới 140.000 lao động, triển khai hệ thống hợp đồng nội bộ (chia tách).
Bình luận về việc giá cổ phiếu giảm, đại diện công ty cho biết rằng điều này là hậu quả của giá thịt lợn giảm và biến động ở thị trường chứng khoán thứ cấp.
Chu kỳ đáy của ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc năm 2024 được cho là đang kéo dài, câu hỏi là khi nào thị trường sẽ phục hồi và một chu kỳ mới sẽ bắt đầu?
Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, giá bán buôn thịt lợn trung bình toàn quốc ngày 8/10 là 21,96 Nhân dân tệ (khoảng 73 nghìn đồng) một kg, giảm 2,9% so với 16,2 Nhân dân tệ/kg vào ngày 29/9.
Giá lợn hơi trung bình trong tuần này là 15,91 Nhân dân tệ (khoảng 53 nghìn đồng) một kg giảm 1,7% so với giá trung bình tuần trước là 16,19 Nhân dân tệ/kg.
"Chu kỳ lợn"?
Từ thời cổ đại, Trung Quốc đã là một nước nông nghiệp lớn. Nước này không những tự cung tự cấp mà còn có thể xuất khẩu một lượng lớn lương thực ra nước ngoài. Nói về chăn nuôi lợn, người Trung Quốc vốn làm rất tốt - đột nhiên lại xuất hiện cái gọi là "chu kỳ lợn", vậy lỗi tại ai?
Vấn đề đầu tiên phát sinh từ khi các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, thịt lợn nhập khẩu, nhập lậu xuất hiện. Các nhà chăn nuôi lợn nhỏ trở nên lo sợ, tìm hướng đi khác… tất cả ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
Vấn đề thứ hai đó là giá lợn sống không ổn định.
Như chúng ta đã biết, lợn cũng như các sản phẩm nông nghiệp khác đều có tính chu kỳ, thời vụ, 1 năm cơ bản chỉ có 2 đợt xuất chuồng. Khi khan hiếm, chúng chỉ đơn giản là không thể mua được và khi dư thừa, không ai muốn mua chúng dù giá thấp.
Dù chính phủ Trung Quốc đã cố kiểm soát ở cấp độ vĩ mô nhưng vẫn chưa có giải pháp căn bản và vẫn sẽ xảy ra tình trạng "thịt lợn đắt hại người dân, thịt lợn rẻ hại người chăn nuôi".
Đồ họa miêu tả một "vòng luẩn quẩn" giữa giá cả và sản xuất gây hại cả người tiêu dùng lẫn người chăn nuôi lợn Trung Quốc.
Thứ ba đó là khoảng cách trợ cấp. Các khoản trợ cấp nhằm giúp đỡ người chăn nuôi, nhưng chỉ 1 phần nhỏ tới tay họ, đa phần chúng tới các trang trại lớn và điều này khiến khoảng cách giữa họ ngày càng trở nên lớn hơn.
Thứ tư đó là thị trường thịt lợn có một đặc trưng quan trọng đó là nếu có quá nhiều sự can thiệp thì lượng thịt lợn bán ra với giá cao sẽ thấp hơn, lượng thịt lợn bán ra với giá thấp còn thấp hơn nữa.
Cuối cùng đó là sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu.
Nếu chỉ là nhập khẩu chính ngạch thì không có gì phải bàn nhưng hiện nay thịt nhập lậu nhiều tới mức khiến thị trường xáo trộn, người dân Trung Quốc ăn thịt lợn nội ngày càng ít, gây thiệt hại cho lợi ích của người chăn nuôi.
Tất cả đã tạo nên "chu kỳ lợn". Nếu không có chu kỳ này và sự tham lam của một số người thì có lẽ thị trường lợn của Trung Quốc đã không tệ như bây giờ.
VietBF@ Sưu tập