Ngành công nghiệp khai thác than toàn cầu có thể sa thải 1 triệu công nhân trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 khi thế giới giảm dần tiêu thụ các nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than, để chống biến đổi khí hậu. Công nhân khai thác than ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đối mặt với làn sóng sa thải lớn nhất, theo tổ chức Giám sát Năng lượng toàn cầu (GEM), có trụ sở ở San Francisco (Mỹ).Báo cáo nghiên cứu của GEM, công bố hôm 10-10, dự báo hàng trăm mỏ than sử dụng nhiều lao động trên thế giới sẽ đóng cửa trong những thập niên tới khi chúng tiến vào giai đoạn cuối của chu kỳ khai thác và các nước tăng tốc thay thế than bằng các nguồn năng lượng carbon thấp.
Nhưng hầu hết các mỏ có khả năng đóng cửa trong thời gian tới không có kế hoạch kéo dài thời gian hoạt động hoặc quản lư quá tŕnh chuyển đổi sang nền kinh tế hậu than đá, GEM cho biết.
Dorothy Mei, Giám đốc dự án Global Coal Mine Tracker của GEM, kêu gọi các chính phủ lập kế hoạch để đảm bảo người lao động trong ngành khai thác than không bị ảnh hưởng do quá tŕnh chuyển đổi năng lượng.
“Việc đóng cửa các mỏ than là điều không thể tránh khỏi, nhưng khó khăn kinh tế và xung đột xă hội liên quan đến người lao động trong ngành này th́ có thể tránh”, bà nói.
GEM đă xem xét 4.300 dự án mỏ than đang được triển khai và đề xuất trên khắp thế giới với tổng lực lượng lao động gần 2,7 triệu người. Tổ chức này ước tính, có hơn 400.000 công nhân đang làm việc trong các mỏ than sẽ ngừng hoạt động trước năm 2035. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ mất việc trong thời gian đó. Tính trung b́nh, sẽ có 100 công nhân trong ngành than bị sa thải mỗi ngày trong 12 năm tới.
Báo cáo của GEM cho biết, đến năm 2050, khoảng 1 triệu việc làm ở các mỏ than, tương đương 37% lực lượng lao động hiện tại của ngành than, sẽ không c̣n tồn tại do các mỏ than đóng cửa, ngay cả khi không có cam kết về khí hậu hoặc chính sách loại bỏ than ở các nước sở tại.
Theo ước tính của GEM, nếu các nước thực hiện đầy đủ kế hoạch giảm dần lượng tiêu thụ than để hạn chế nhiệt độ trái đất không tăng quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp vào cuối thế kỷ này, th́ ngành khai thác than của thế giới chỉ cần 250.000 thợ mỏ, chưa đến 10% lực lượng lao động hiện tại của ngành hiện nay.
Trung Quốc có ngành công nghiệp than lớn nhất thế giới, đang sử dụng hơn 1,5 triệu lao động. Theo GEM, chỉ riêng tỉnh Sơn Tây của Trung Quốc sẽ chiếm đến 240.000 việc làm trong số 1 triệu việc làm của ngành khai thác trên toàn cầu bị mất vào năm 2050.
Các tỉnh phía bắc của Trung Quốc gồm Sơn Tây, Hà Nam và Nội Mông khai thác hơn 1/4 tổng sản lượng than của thế giới và sử dụng hơn 1/3 lực lượng lao động khai thác mỏ toàn cầu.
Theo Tom Wang Xiaojun, người gốc Sơn Tây, hiện là giám đốc của People of Asia for Climate Solutions, một tổ chức vận động chính sách môi trường ở Philippines, cứ 30 người lao động ở Sơn Tây, có một người làm việc trong ngành than.
“Những người này không được chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với cuộc sống không có thu nhập liên quan đến than khi thị trường than chắc chắn sẽ thu hẹp sau năm 2030”, Xiaojun nói.
Ông cho rằng đă đến lúc công nhân ngành than cần được đào tạo và trang bị những bộ kỹ năng mới có thể đảm bảo cho họ một sinh kế an toàn và xứng đáng trong thời kỳ hậu than đá.
Ngành than của Trung Quốc đă trải qua nhiều làn sóng tái cơ cấu trong những thập niên gần đây, với nhiều khu khai thác mỏ ở phía bắc và đông bắc đang chật vật t́m các nguồn tăng trưởng và việc làm thay thế sau khi đóng cửa các mỏ than.
Ấn Độ, nhà sản xuất than lớn thứ hai thế giới, sử dụng khoảng 337.400 thợ mỏ tại các mỏ đang hoạt động. Báo cáo của GEM cho biết, Coal India, tập đoàn khai thác thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ, sẽ phải đối mặt với nguy cơ sa thải 73.800 thợ mỏ vào năm 2050.
“Ngành công nghiệp than nói chung có tiếng xấu về cách đối xử với công nhân. Điều chúng ta cần là lập kế hoạch chủ động cho công nhân để ngành công nghiệp than và các chính phủ sẽ chịu trách nhiệm trước những công nhân đă phải gánh chịu những thiệt tḥi quá lâu”, Ryan Driskell Tate, Giám đốc chương tŕnh than của GEM, nêu quan điểm.
Theo Tiffany Means, nhà nghiên cứu của GEM và đồng tác giả của báo cáo nói trên, ngành than có một danh sách dài các mỏ sẽ đóng cửa trong thời gian tới, nhiều trong số đó là doanh nghiệp nhà nước. V́ vậy, ông cho rằng các chính phủ cần chia sẻ gánh nặng để đảm bảo quá tŕnh chuyển đổi năng lượng diễn ra trật tự đối với những người lao động và cộng đồng trong ngành khai thác.
|