Cứ ngỡ thanh sắt nhặt được là thứ vô dụng, ông cụ Trung Quốc đem “báu vật” này mài thành con dao làm bếp.
Năm 2015, một báo cáo về việc phá hủy cổ vật đă gây chấn động dư luận Trung Quốc, khiến giới “mê đồ cổ” phải xót xa và tiếc nuối.
Theo Sohu, câu chuyện này thực chất đă xảy ra vào 5 năm trước đó. Cụ thể vào năm 2010, có một ông cụ hơn 60 tuổi tên Dịch Thủ Tường ở thị trấn Cao Quang huyện Thành Khẩu, thành phố Trùng Khánh, trong lúc đang cuốc đất trên đồng th́ đột nhiên nghe thấy tiếng kim loại va chạm vào nhau. Khi dừng công việc lại để kiểm tra, ông cụ này phát hiện có một thanh sắt gỉ nằm sâu dưới lớp đất ḿnh đang vun xới.
Sau khi nhặt thanh sắt lên và phủi đi lớp bụi bám trên bề mặt, ông Dịch ngạc nhiên khi thấy thứ han gỉ trong tay trông giống như một thanh kiếm cổ nhưng không có chuôi. Nghĩ đồ vật này vẫn có thể tái chế sử dụng nên ông Dịch liền mang nó về nhà.
Tin tức ông Dịch nhặt được thanh kiếm lạ nhanh chóng lan truyền khắp vùng. Dân làng biết chuyện cũng liền kéo đến nhà ông cụ để có thể tận mắt nh́n thấy “báu vật”. V́ thanh kiếm này hiện rơ dấu vết của thời gian, do đó nhiều người suy đoán rằng nó có thể là thanh kiếm báu của một cao thủ vơ thuật nào đó trong lịch sử và khuyên ông Dịch nên đi kiểm định để xác định lai lịch.
Tuy nhiên ông cụ này lại chẳng mảy may quan tâm đến lời dân làng nói mà quên thanh kiếm đi. Măi cho đến khi bị hàng xóm thúc giục nhiều lần, ông Dịch mới chịu mang nó đến viện bảo tàng để kiểm định.
Theo đánh giá sơ bộ của các chuyên gia, thanh kiếm cổ này là một di vật văn hóa từ thời nhà Thanh. Tuy nhiên v́ đă quá cũ kỹ, một số chi tiết trên thanh kiếm này đă bị bào ṃn nên các chuyên gia khó có thể xác định chính xác nguồn gốc và giá trị của nó. Dù vậy, họ cũng khuyên ông cụ nên giao di vật lịch sử này cho nhà nước để phục hồi nguyên bản và bảo tồn.
Về phía ông Dịch, v́ là một lăo nông không am hiểu ǵ về di vật lịch sử nên ông đă hiểu sai ư của chuyên gia, cho rằng thanh kiếm ḿnh nhặt được là "vô giá trị" nên cũng không muốn bàn giao nó. Về đến nhà, ông cụ thấy nhà ḿnh c̣n thiếu dao làm bếp nên quyết định biến thứ “vô dụng” này thành vật có giá trị hơn. Cứ thế, ông Dịch t́m một viên đá mài, cắt bỏ phần đầu kiếm rồi mài và đánh bóng nó thành một con dao nhỏ dùng để thái rau.
Đến lúc này, khi lớp gỉ bên ngoài được loại bỏ, những hoa văn và ḍng chữ trên thân của thanh kiếm mới dần hiện ra. Ṭ ṃ v́ những kư tự lạ, ông Dịch nhờ những người am hiểu văn tự cổ trong làng xem giúp th́ phát hiện chữ trên thân kiếm là “Thanh Long Kiếm” - một thanh kiếm nổi tiếng thời nhà Thanh. Hóa ra, lai lịch của món đồ này thật không tầm thường.
Đáng tiếc, do ông cụ này mài dũa quá tay nên chữ và hoa văn trên thanh kiếm đă bị hư hỏng khá nặng, mất đi vẻ đẹp nguyên bản của nó. Cứ thế, thanh kiếm báu qua tay ông Dịch trở thành con dao nhỏ làm bếp tầm thường.
5 năm sau đó, câu chuyện ông Dịch t́m thấy thanh kiếm báu rồi biến nó thành con dao làm bếp được lan truyền đi khắp nơi. Các chuyên gia biết chuyện tức tốc t́m đến nhà ông cụ nhưng đă quá muộn. Cái gọi là Thanh Long Kiếm lừng lẫy một thời này đă trở thành một con dao cũ kỹ bị vứt ở xó bếp. Khi nghe các chuyên gia xác nhận con dao nhỏ ḿnh đang dùng được làm từ đồng đỏ có nguồn gốc từ thời nhà Thanh và có giá trị 1 triệu NDT ( hơn 3,3 tỷ đồng). Ông Dịch cũng chỉ c̣n biết thở dài ngán ngẩm: “Ai mà biết nó có giá trị như vậy chứ!”
Tuy về giá trị th́ Thanh kiếm cổ có thể khó sánh bằng những món cổ vật khác, nhưng nó vẫn là một di vật văn hóa vô cùng có giá trị với lịch sử và thời đại. Nếu được phát hiện kịp thời, có lẽ nó đang được trưng bày ở viện bảo tàng thay ở xó bếp. Quả thực, một báu vật có giá trị mà bị phá hủy như thế thực sự rất đáng tiếc.
Trên thực tế, đây không phải câu chuyện của riêng ai mà là của chung - những thế hệ sau của những nền lịch sử lâu đời. Mỗi quốc gia sau hàng ngh́n năm thăng trầm lịch sử có lẽ vẫn sẽ c̣n rất nhiều cổ vật, di sản văn hóa trôi nổi chưa thể t́m thấy. Khi chúng ta vô t́nh phát hiện ra chúng nhưng không chắc chắn th́ hăy báo cáo các chuyên gia, các cấp hay ban ngành liên quan để giúp xác định rơ nguồn gốc cho những món đồ đó. Có như vậy, chúng ta mới có thể lưu giữ và bảo tồn được giá trị của chứng tích văn hóa quư giá này.
VietBF@ Sưu tập