Vào dịp cuối năm, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn tiết canh lợn, dê, vịt, ngan... Bác sĩ khuyến cáo loại thực phẩm này có nguy cơ gây ngộ độc rất cao.
Mới đây, thông tin người đàn ông 50 tuổi, ngủ Nam Định, tử vong sau bữa tiệc tất niên khiến nhiều người sốc.
Trước đó, sau khi chế biến tiết canh liên hoan cùng bạn bè, người đàn ông đột ngột sốt, rét tin, tay chân tím tái. Dù được các bác sĩ cấp cứu tích cực, người đàn ông không qua khỏi. Món tiết canh lợn vốn quen thuộc trong bữa tiệc tất niên trở thành thứ khiến người đàn ông mất mạng v́ liên cầu khuẩn, sốc nhiễm trùng huyết.
Ổ virus chết người
Trường hợp trên vốn không hiếm, khi tiết canh vẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Và cũng không ít những ca nhập viện với cẳng chân, cẳng tay xanh tím, gây ám ảnh.
Tiết canh vốn là máu sống của động vật, thường ưa chuộng nhất là lợn, vịt, gà, ḅ. Sau đó, người ta trộn cùng các nguyên liệu khác như thịt băm, sụn, rau, đậu phộng để ngon miệng hơn. Tuy nhiên, thứ này lại vô t́nh trở thành "ổ virus chết người".
Món tiết canh lợn vốn chứa một loại vi khuẩn là liên cầu lợn, cư trú tự nhiên ở đường hô hấp, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Người dễ bị nhiễm vi khuẩn này khi ăn các sản phẩm của lợn sống, gồm máu, nội tạng.
Những người hay ăn tiết canh sẽ có nguy cơ nhiễm các loại bệnh như rối loạn tiêu hóa, nhiễm virus, nhiễm ấu trùng sán lợn, gây khởi phát cơn gout cấp và nhiễm liên cầu khuẩn... Tỷ lệ tử vong ở những người nhiễm bệnh do ăn tiết canh là rất cao.
Theo Cục Y tế dự pḥng, Bộ Y tế, khoảng 70% người mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh lợn. Bệnh này lây lan khi con người dùng các sản phẩm sống từ lợn như máu, nội tạng hay thịt. Bên cạnh đó, những người giết mổ, nuôi lợn cũng có khả năng nhiễm bệnh thông qua những vết thương.
Người bị nhiễm liên cầu lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng năo, có thể tử vong nếu điều trị muộn.
Sau khi sử dụng tiết canh từ các loài gia súc, gia cầm có biểu hiện sốt cao khoảng 40-41 độ C, xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở... người dân cần nhanh chóng đến bệnh viện.
Ngoài lợn, bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho rằng tất cả loại tiết canh của động vật đều nguy hiểm khi ăn, không chỉ riêng tiết canh lợn.
Khi ăn những món đó, tức là con người trực tiếp đưa ổ vi trùng, vi khuẩn gây bệnh vào người. Bên cạnh mắc liên cầu lợn, người ăn tiết canh c̣n có thể nhiễm giun, sán.
"Tôi không thấy tiết canh mát, bổ ở đâu mà chỉ thấy bệnh nhân sau khi ăn lăn đùng đùng ra ốm, thậm chí bị tử vong sau đó. Bởi trong máu của gia súc, gia cầm kể cả những con khỏe mạnh, đều chứa rất nhiều virus, vi khuẩn gây bệnh", bác sĩ Lâm nói.
Ăn tiết canh có thực sự bổ máu
TS.BS Trần Bá Thoại, Hội Nội tiết Việt Nam, cho hay “ăn ǵ bổ nấy” là nếp nghĩ đă lâu đời của đa số người Việt. Với quan niệm như thếm rất nhiều người t́m ăn tiết canh với hy vọng là được “bổ máu”, cường dương, sung sức… Nhưng khoa học phân tích, giải thích rằng điều này không đúng.
Tiết canh là thực phẩm sống, mang rất nhiều mầm bệnh từ kư sinh trùng như giun sán đến vi trùng và cả siêu vi trùng nguy hiểm.
Bệnh sán dây lợn bắt đầu khi trứng sán dây lợn vào ruột nở thành ấu trùng. Ấu trùng sán theo hệ bạch mạch t́m đến kư sinh ở bắp cơ và cơ quan khác tạo thành nang sán. Nếu người ăn phải kén sán vào dạ dày, dịch vị giúp ấu trùng thoát khỏi vỏ kén để phát triển thành sán trưởng thành.
Người ăn tiết canh rất dễ nhiễm liên cầu lợn, họ thường bị hoại tử lan rộng dẫn đến phù năo, tử vong, nếu c̣n sống cũng bị di chứng nặng nề như ngớ ngẩn, động kinh, điếc…
Do vậy, ăn tiết canh chắc chắn không bổ máu, v́ tất cả hồng cầu tố đều bị thoái biến và thải ra ngoài. Như vậy, về phương diện dinh dưỡng, quan niệm “ăn ǵ bổ nấy” là hoàn toàn không đúng trong trường hợp này.
Thêm nữa, tiết canh thật sự là “cháo máu sống”, rất mất vệ sinh và là nguồn lây của vô số bệnh nhiễm trùng, nhiễm kư sinh trùng chết người.
Quan trọng, có rất nhiều trường hợp tử vong hay tàn phế do ăn các tiết canh từ vịt, lợn, dê, chó, dơi… đủ chứng minh ăn tiết canh rất nguy hiểm.
VietBF@ sưu tập
|
|