Mỹ và Iran trong bài toán tránh vượt 'lằn ranh đỏ'. Cho đến nay, Mỹ và Iran vẫn kiềm chế các động thái khiến xung đột leo thang quá mức, nhưng một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến khủng hoảng bùng nổ.
Suốt nhiều thập kỷ, Mỹ và Iran đă sa vào một cuộc đối đầu trong bóng tối trên khắp Trung Đông theo quy tắc được cả hai bên ngầm hiểu rằng "nếu các người đánh chúng tôi, chúng tôi sẽ đánh trả, ít nhất là ngang bằng".
Nhưng khi chính quyền Tổng thống Joe Biden chuẩn bị trả đũa cuộc tập kích hồi tuần trước do các lực lượng thân Iran thực hiện khiến ba binh sĩ Mỹ thiệt mạng, những tính toán của hai bên đă thay đổi.
Cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) hôm 28/1 nhằm vào một tiền đồn nhỏ ở Jordan, giáp biên giới Iraq và Syria, là cuộc tấn công đầu tiên của các nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn khiến quân đội Mỹ thiệt hại nhân lực kể từ sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát hồi tháng 10 năm ngoái. Sự việc làm dấy lên vô số lời kêu gọi tại quốc hội Mỹ yêu cầu Nhà Trắng phản ứng bằng hành động quân sự với Tehran.
Thực tế, một cuộc đối đầu trực diện không phải điều Mỹ và Iran mong muốn.
Đối với chính quyền Biden, nhắm mục tiêu các lực lượng thân Iran tiềm ẩn nguy cơ khiến những nhóm này trả đũa quân đội hoặc tấn công các căn cứ hay kho vũ khí Mỹ ở Trung Đông quyết liệt hơn, qua đó khiến giao tranh Israel - Hamas lan rộng ra khu vực. Đây là một kịch bản không thể tồi tệ hơn khi chỉ c̣n hơn 9 tháng nữa cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sẽ diễn ra.
Với Iran, tính toán của họ cũng rất phức tạp. Nếu Tehran cố gắng kiềm chế các nhóm liên kết ở Iraq, Yemen, Syria hay Lebanon, họ có nguy cơ làm suy yếu tuyên bố lâu nay về việc dẫn dắt "trục kháng chiến" chống lại Mỹ và Israel. Nhưng nếu tấn công Mỹ trực diện và mạnh mẽ hơn, Iran nhiều khả năng sẽ phải hứng chịu một thất bại quân sự nặng nề, do sức mạnh quân sự giữa hai nước có chênh lệch lớn.
"Mỗi bên đều đang cố gắng hiệu chỉnh mức độ sử dụng vũ lực như một cách để thay đổi hành vi của phía bên kia, nhưng họ không muốn vượt qua các 'lằn ranh đỏ'", Gerald Feierstein, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia tại Viện Trung Đông, trụ sở ở Washington, nhận định.
Tổng thống Biden đă quy trách nhiệm cho Iran về cuộc tập kích UAV căn cứ ở Jordan v́ nhóm vũ trang Iraq đứng sau cuộc tấn công nằm trong số lực lượng ủy nhiệm ở Trung Đông do Iran tài trợ. Theo một số quan chức Mỹ, ông chủ Nhà Trắng đă phê duyệt kế hoạch tấn công hàng loạt mục tiêu tại Iraq và Syria, trong đó có những cơ sở liên quan tới Iran.
Nhưng động thái phản ứng, dự kiến diễn ra vào cuối tuần này, sẽ được "phân cấp", kết hợp giữa hành động quân sự với các biện pháp khác, có thể mềm mỏng hơn, nhằm báo hiệu rằng Washington không muốn leo thang t́nh h́nh quá mức.
Các quan chức Mỹ cho hay mục tiêu là để Iran và các nhóm liên kết ngừng những cuộc tấn công trên khắp khu vực trong lúc Nhà Trắng cùng một số đồng minh theo đuổi nỗ lực đàm phán lệnh ngừng bắn Israel - Hamas với hy vọng điều này sẽ giúp xuống thang căng thẳng.
Tehran đă gửi tín hiệu của riêng ḿnh, khẳng định họ không ra lệnh thực hiện cuộc tấn công căn cứ Mỹ, song cảnh báo sẽ đáp trả bất kỳ hành động nào từ Washington nhằm vào lănh thổ hay người Iran trên toàn khu vực.
Theo giới quan sát, thông điệp phía sau là Iran sẽ kiềm chế nếu Mỹ không vượt qua các "lằn ranh đỏ".
"Những ǵ chúng ta đang nh́n thấy là một cuộc đàm phán ngầm nhằm quản lư khủng hoảng để nó không leo thang vượt khỏi tầm kiểm soát", Sanam Vakil, giám đốc chương tŕnh Trung Đông tại Chatham House, viện nghiên cứu tại London, Anh, b́nh luận.
Bằng cách báo hiệu ư định của ḿnh trước khi tấn công, Nhà Trắng dường như muốn cho Iran thời gian để điều động lại nhân sự và trang thiết bị nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Mặt khác, nó cũng giúp Iran giảm nhẹ áp lực phải phản ứng quyết liệt, các nhà phân tích lưu ư.
Tuy nhiên, Joseph Votel, chỉ huy quân đội Mỹ về hưu, cho rằng phản ứng của Mỹ chỉ có tác dụng răn đe khi họ tấn công trực tiếp các mục tiêu Iran, song song với những nhóm vũ trang do Tehran hậu thuẫn.
"Phải có một thông điệp rất rơ ràng đến Iran rằng chúng ta sẽ buộc họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của những nhóm vũ trang liên kết với họ", Votel nói. "Tôi nghĩ rằng chúng ta phải nhắm tới một số mục tiêu có giá trị thực sự đối với Iran".
Theo ông, các mục tiêu không nhất thiết phải nằm trong lănh thổ Iran, nhưng chúng cần được lựa chọn kỹ lưỡng để tránh thổi bùng lên một cuộc xung đột rộng hơn. "Iran có khả năng tấn công đáp trả với sức mạnh tên lửa khá mạnh mẽ", Votel cho hay.
Gần đây nhất, vào năm 2020, căng thẳng giữa Washington và Tehran gần như bùng phát thành một cuộc xung đột kéo dài sau khi Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ ra lệnh tấn công khiến tướng vệ binh Iran Qassem Soleimani thiệt mạng ở Baghdad, Iraq.
Iran đáp trả bằng cách phóng một loạt tên lửa đạn đạo nhằm vào quân đội Mỹ ở Iraq nhưng không có người Mỹ nào thiệt mạng. Hàng chục lính Mỹ bị chấn động năo.
Dù vậy, vẫn chưa rơ lần này Washington và Tehran có thể tránh được kịch bản leo thang hay không.
Sức mạnh quân sự và tài chính của Iran là xương sống của mạng lưới các nhóm liên kết với nước này ở khu vực. Tuy nhiên, Tehran không toàn quyền chỉ huy hay kiểm soát họ. Không phải mọi thành viên đều chia sẻ hệ tư tưởng Shiite của Iran và các nhóm có mục tiêu đôi khi xung đột với chương tŕnh nghị sự Iran theo đuổi.
Một số nhóm hoạt động ở những khu vực bị cô lập về mặt địa lư, khiến Iran gặp khó khăn trong việc cung cấp vũ khí, cố vấn và đào tạo. Trong số này có Hamas, phong trào của người Sunni tại Dải Gaza, và Houthi ở Yemen, lực lượng gần đây liên tục tấn công tàu hàng trên Biển Đỏ, làm đảo lộn ḍng chảy thương mại toàn cầu.
Tại Syria và Iraq, các nhóm được Iran hậu thuẫn đă tiến hành một số cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa nhằm vào các căn cứ Mỹ nhưng hầu hết đều bị hệ thống pḥng không đánh chặn.
Hôm 31/1, hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục của họ ở Biển Đỏ đă đánh chặn tên lửa đạn đạo do Houthi phóng và hạ 3 UAV Iran tại khu vực Vịnh Aden.
Feierstein đánh giá nếu một tên lửa của Houthi bắn trúng tàu chiến Mỹ, nó có thể tạo thêm nhiều áp lực hơn nữa lên Nhà Trắng về việc phải đáp trả bằng những cuộc tấn công vào Iran.
Theo Ali Vaez, giám đốc Dự án Iran tại Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức tư vấn giải quyết xung đột có trụ sở tại Brussels, Bỉ, cái chết của các quân nhân Mỹ trong cuộc tấn công ở Jordan nhiều khả năng buộc Tổng thống Biden phải chọn những mục tiêu có thể dẫn đến thương vong cho Iran.
"Nếu họ nhắm vào tài sản của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) nhưng hạn chế tối thiểu thương vong, Iran có thể không nhất thiết phải đáp trả theo cách sẽ kéo dài ṿng tṛn bạo lực", Vaez đánh giá. "Nhưng nếu IRGC hứng chịu thương vong, họ khó ḷng chấp nhận cái giá đó mà không phản ứng".
|
|