Từ năm 2021 tới 2023, hơn 1.000 người giàu nhất Na Uy đă rời đất nước, phần lớn chuyển sang Thụy Sĩ sinh sống.
Tỷ phú ngành công nghiệp vận tải biển Kjell Inge Rokke, cựu huyền thoại trượt tuyết Bjorn Daehlie và cha của ngôi sao bóng đá Erling Haaland, nằm trong số hàng chục người siêu giàu đă gói ghém đồ đạc và rời khỏi Na Uy những năm gần đây, theo AFP.
Miệt mài đánh thuế
Dự kiến có thêm nhiều người thuộc tầng lớp siêu giàu tiếp tục rời nước này trong thời gian tới.
V́ sao lại có hiện tượng như vậy?
Theo AFP, chính phủ trung tả của Na Uy lên nắm quyền từ năm 2021 đă tăng thuế tài sản từ 0,85% lên 1% với người giàu - và tới 1,1 % với những người giàu nhất - cũng như tăng thuế cổ tức.
Tại châu Âu, chỉ có Na Uy, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ là những quốc gia đánh thuế tài sản ṛng. Na Uy cũng thu thuế đối với các khoản lăi chưa thực nhận.
Tỷ phú Kjell Inge Røkke nằm trong số hàng chục người siêu giàu rời khỏi Na Uy khi thuế tài sản ở nước này tăng lên. Ảnh: Dagens Næringsliv.
Chủ doanh nghiệp là những người bị ảnh hưởng nặng nhất, bởi họ thường nhận mức lương khiêm tốn dù công ty giá trị cao.
"Nếu lương một triệu USD mà phải trả tới ba triệu USD tiền thuế tài sản, rơ ràng là không thể chịu nổi", Tord Ueland Kolstad, tỷ phú chuyển tới Lucerne, Thụy Sĩ vào năm 2022, cho hay. Ông là một nhà đầu tư bán lẻ và nuôi cá hồi với khối tài sản trị giá khoảng 1,5 tỷ NOK (142,6 triệu USD).
Ông nhấn mạnh thêm: "Hệ thống này được thiết kế nhằm thu về nhiều hơn năng lực sản xuất một người tạo ra".
Để trả khoản thuế tài sản có thể vượt quá thu nhập hàng năm, các doanh nhân thường phải lấy từ cổ tức và điều đó tác động tới năng lực tái đầu tư của công ty. Khoản cổ tức này của họ cũng phải chịu thuế 37,84%.
"Về cơ bản chỉ có hai lựa chọn: rời Na Uy hoặc bán công ty", ông Kolstad kết luận.
Hơn 30 tỷ phú và triệu phú đă rời Na Uy trong năm 2022, theo thống kê của Dagens Naeringsliv, Guardian đưa tin. Con số này nhiều hơn tổng số người thuộc nhóm siêu giàu rời Na Uy trong 13 năm trước đó cộng lại.
Từ năm 2021 tới 2023, hơn 1.000 người giàu nhất Na Uy đă rời đất nước, phần lớn chuyển sang Thụy Sĩ sinh sống. Những người khác chuyển tài sản cho người thừa kế định cư ở nước ngoài v́ Na Uy không đánh thuế thừa kế.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Store chỉ trích những người thừa kế định cư ở nước ngoài, khẳng định thuế là nghĩa vụ phải thực hiện để đảm bảo duy tŕ hệ thống phúc lợi hào phóng của Na Uy.
"Khi bạn làm giàu ở Na Uy, đưa con cái đi học, hưởng lợi từ hệ thống y tế, lái xe trên đường và gặt hái thành quả từ các nghiên cứu của Na Uy mà không nộp thuế, đó là hành động vi phạm khế ước xă hội", ông phát biểu trước Quốc hội.
Chính quyền Na Uy đang t́m cách siết chặt "thuế xuất cảnh". Kể từ ngày 20/3, những người chuyển ra nước ngoài sinh sống sẽ phải trả loại thuế này trong 12 năm. Mức thuế là 37,84% lợi nhuận thu được ở Na Uy từ cổ phiếu và những nguồn khác, nhưng thuế này tới nay vẫn dễ bị lách hoặc chậm trễ.
"Mục tiêu là lợi nhuận làm ra ở Na Uy phải thực hiện nghĩa vụ thuế ở Na Uy", Erlend Grimstad, Bộ trưởng Tài chính Na Uy, nói. "Y bác sĩ, giáo viên ở Na Uy phải nộp một phần lớn trong thu nhập cho xă hội dưới dạng thuế. Nếu họ thấy những người giàu nhất có thể trốn tránh khoản phải đóng góp bằng cách rời khỏi đất nước, điều đó sẽ làm suy yếu tính hợp pháp của hệ thống thuế".
“Đừng tới Na Uy”
Điều đó không xoa dịu được sự bất măn của giới siêu giàu.
Christer Dalsboe, chủ một doanh nghiệp, gây chú ư trên mạng xă hội khi khuyên các doanh nhân không nên mở công ty ở nước này.
"Đừng tới Na Uy, chúng tôi sẽ đánh thuế bạn tới nghèo. Khi bạn chẳng c̣n ǵ, chúng tôi vẫn đánh thêm chút thuế", ông hát bên cây đàn piano.
Tổ chức nghiên cứu Civita nhận định kế hoạch thắt chặt "thuế xuất cảnh" của chính phủ trên thực tế là nhằm mục đích thiết lập các rào cản đối với các triệu phú và tỷ phú.
“Thay v́ nhằm thẳng vào những lư do đẩy họ phải di cư, nghĩa là giảm bớt gánh nặng thuế, chính quyền dường như thích đặt ra những rào cản mang tính pháp lư hơn”, chuyên gia kinh tế Mathilde Fasting của Civita cho hay.
Tỷ phú Tord Ueland Kolstad cho biết ông không có bạn bè khi chuyển đến Lucerne, Thụy Sĩ, nhưng giờ đây đă có thêm nhiều người Na Uy khác. Ảnh: Gunnar Lier.
Ở Lucerne, thành phố đông dân nhất Thụy Sĩ, tỷ phú Tord Ueland Kolstad cho hay mỗi tuần nhận được vài cuộc gọi từ những người Na Uy đang cân nhắc chuyển tới Thụy Sĩ.
"Ḍng người di cư vẫn chưa dừng lại, có lẽ mới chỉ là bắt đầu", ông nói.
Nói về quyết định di cư của ḿnh, ông chia sẻ với đàiTV 2 của Na Uy: “Đây không phải là điều tôi muốn, nhưng các quy định về thuế nghiêm ngặt của chính phủ hiện tại buộc tôi không có lựa chọn nào khác”.
VietBF@ sưu tập