Người xưa cho sau khi chết người chết cũng có cuộc sống giống như người sống. Vì vậy, khi trong nhà có người chết, chậu đất sẽ được đập vỡ và "gửi" sang bên kia để người chết tiếp tục dùng làm dụng cụ nấu nướng, ăn uống.
Ở Trung Quốc, văn hóa tang lễ đã có từ lâu đời, bao hàm cả những tư tưởng, quan niệm của ba hệ phái lớn là Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Ngoài thổ táng, hỏa táng thường thấy, người ta còn có hình thức treo quan tài, chôn cất trong vách đá, chôn cất trên cây...
Nếu người đã khuất được chôn theo cách thổ táng truyền thống, trước khi nâng quan tài ra khỏi nhà tang lễ hoặc tư gia để chôn xuống đất, người Trung Quốc sẽ tiến hành "đập chậu".
Người xưa cho sau khi chết người chết cũng có cuộc sống giống như người sống. Vì vậy, khi trong nhà có người chết, chậu đất sẽ được đập vỡ và "gửi" sang bên kia để người chết tiếp tục dùng làm dụng cụ nấu nướng, ăn uống.
Chậu bằng đất thường được sử dụng trong nghi thức này. (Nguồn: Baidu).
Một lập luận khác cho rằng việc ra đời của phong tục này có liên quan đến Phạm Lãi - một người có kỹ thuật làm gốm tuyệt vời. Ông đã truyền lại kỹ thuật làm gốm này cho người dân và giúp người dân địa phương thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Trước khi mất ông có để lại một chiếc chậu cũ do chính mình làm ra và để lại cho một người thanh niên trẻ. Khi chôn cất Phạm Lãi, người thanh niên đã đập vỡ chậu này để nó đi theo ông mãi mãi. Từ đó mà người dân có phong tục "đập chậu".
Người Trung Quốc cũng có câu: "Tuế tuế bình an" (ý nghĩa là mong muốn mãi mãi bình an). Trong tiếng Trung, từ vỡ (碎) được phát âm là "suì", đồng âm với từ tuế (岁) - nghĩa là tuổi. Vì vậy mà chậu được đập ra càng vỡ vụn nhiều mảnh càng tốt. Bút tích này còn được gọi là "âm dương bồn, tang diện bồn".
Nghi thức đập chậu giúp thể hiện sự quan tâm, hiếu nghĩa của con cháu. (Nguồn: Baidu).
Nghi thức "đập chậu" sẽ do trưởng nam (con trai cả) thực hiện, nếu như trưởng nam không may đã mất thì sẽ do trưởng tôn (cháu trai – con trai của trưởng nam) "đập chậu".
Nếu như trưởng nam và trưởng tôn đều không có, việc này sẽ được nhường cho thứ tử (con trai thứ hai), hoặc trong trường hợp không có con trai thì trưởng nữ (con gái cả) sẽ là người đích thân thực hiện.
Đối với người Trung Quốc, "đập chậu" chính là sự quan tâm, hiếu nghĩa cuối cùng mà con cháu dành cho người đã khuất trước khi quan tài của họ được hạ thổ.
VietBF@ sưu tập