August 24, 2024
Thiện Lê
SAN FRANCISCO, California (NV) – Để khởi tố và xét xử tội thù ghét có nhiều khó khăn như cần đủ bằng chứng để chứng minh đó là tội thù ghét. Những khó khăn trong việc khởi tố và xét xử là chủ đề của hội thảo do Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) tổ chức hôm Thứ Sáu, 23 Tháng Tám.
Cư dân San Francisco đ̣i công lư cho ông Vicha Ratanapakdee vào Tháng Ba, 2021. (H́nh: Justin Sullivan/Getty Images)
Bộ Tư Pháp California cho biết trong năm 2023, có đến 1,970 tội thù ghét được các cơ quan công lực ở California tường tŕnh, nhưng chỉ có năm tội được đưa ra ṭa. Trong năm 2021, khi California gặp số tội thù ghét đến mức báo động, chỉ có một tội thù ghét được đưa ra ṭa.
Người gốc Phi Châu vẫn là mục tiêu của nhiều tội thù ghét, trong khi người Do Thái, người Hồi Giáo và cộng đồng LGBTQ (là chữ viết tắt đề cập những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới, và giới tính chưa xác định) đang gặp nhiều tội thù ghét hơn trước.
Ông Rob Bonta, bộ trưởng Tư Pháp California, cho biết rất khó chứng minh tội thù ghét, như chia sẻ quan điểm của nhiều công tố viên khắp Hoa Kỳ.
Để nói về những khó khăn để khởi tố tội thù ghét, EMS mời một số diễn giả gồm có hai nạn nhân của tội thù ghét gặp nhiều khó khăn trong việc khởi tố kẻ gian làm hại họ, c̣n có một công tố viên nói về những điều kiện để chứng minh một tội là thù ghét, và một nhà hoạt động cộng đồng nói về việc tường tŕnh tội thù ghét rất quan trọng.
Người đầu tiên phát biểu là bà Monthanus Ratanapakdee, con gái của ông Vicha Ratanapakdee, người bị sát hại ở San Francisco vào đầu năm 2021. Vào ngày 28 Tháng Giêng, 2021, cụ ông 84 tuổi đó đi bộ trong khu phố gần nhà ḿnh th́ bị một người chạy từ xa đến xô ngă xuống đất ngay giữa ban ngày. Ông bị chấn thương đầu nặng và qua đời trong bệnh viện hai ngày sau khi sự việc xảy ra.
Bị can Antoine Watson đến nay vẫn chưa bị xét xử và gia đ́nh muốn truy tố tội thù ghét, nhưng chưa thành công v́ không chứng minh được.
Bà Ratanapakdee cho biết hung thủ bị giam không được quyền tại ngoại đến nay đă ba năm, và bà cùng gia đ́nh cảm thấy không t́m được công lư v́ các công tố viên không truy tố được tội thù ghét.
Bà nói cha ḿnh bị sát hại trong phong trào thù ghét người Á Châu, tạo ra sự sợ hăi cho gia đ́nh và cộng đồng. Tuy vậy, bà cho hay sẽ có tiếp tục có mặt tại ṭa án để t́m cách truy tố tội thù ghét, sẽ t́m cách thuyết phục bồi thẩm đoàn và chánh án, c̣n hy vọng các công tố viên sẽ giúp đỡ tuy họ nói không đủ bằng chứng để truy tố tội thù ghét.
Bà chia sẻ gia đ́nh thành lập một tổ chức để tưởng nhớ người cha quá cố, để không quên những ǵ xảy ra và truyền lại cho thế hệ sau, và c̣n có thuyết phục được thành phố San Francisco đổi tên một con đường thành tên của cha ḿnh.
Bà nhấn mạnh nhiều người Á Châu vẫn không dám tường tŕnh tội thù ghét, khuyên họ nên t́m cách bảo vệ bản thân và gia đ́nh, nên biết ḿnh có quyền lợi ǵ.
Người gốc Phi Châu vẫn là mục tiêu của nhiều tội thù ghét. (H́nh minh họa: Sean Rayford/Getty Images)
Người chia sẻ về tội thù ghét thứ hai là bà Kunni, một nhân viên quán bar ở San Francisco, bị một người khách xịt hơi cay và bị kêu “cút về nước đi.”
Bà kể tối hôm đó đang lau dọn nhà vệ sinh th́ nghe tiếng ồn bên ngoài rồi chạy ra. Một nhóm người lúc đó đ̣i chơi bida, nhưng bàn nào cũng đă có người chơi, và họ không muốn đợi.
Sau khi nghe bà Kunni giải thích, một phụ nữ gọi bà là “kỳ thị, con chó cái Á Châu xấu xí” sau đó xịt hơi cay bà rồi nói bà “cút về nước đi.” Người phụ nữ đó c̣n nói bà Kunni bước ra ngoài quán bar để đánh nhau, làm bà cảm thấy không an toàn nên gọi cảnh sát.
Đến nay, bà vẫn không biết tại sao ḿnh lại bị tấn công, thắc mắc lư do có phải là ḿnh là phụ nữ, yếu đuối nên dễ tấn công hay không.
Bà nộp video từ camera trong quán bar cho cảnh sát và công tố viên, nhưng họ nói đó không phải là tội thù ghét, và bà cho rằng họ không hiểu được sự nguy hiểm của sự việc đó.
Bà Kunni c̣n nói nghi can bây giờ đă tự do, trước đó từng bị bắt hai lần, và không bị truy tố tội đại h́nh v́ có con, chỉ bị truy tố tội tiểu h́nh.
V́ sự việc đó, bà Kunni phải gặp bác sĩ tâm lư mỗi tuần để bớt căng thẳng và thường cảm thấy sợ hăi khi sống trong khu phố quen thuộc hằng ngày.
Diễn giả thứ ba là bà Erin West, phó chánh biện lư Santa Clara County, nói về lư do khó chứng minh và khởi tố tội thù ghét. Bà cho biết bà có 26 năm kinh nghiệm với tội thù ghét, và Santa Clara County luôn xét xử những tội đó rất nghiêm túc.
Bà c̣n xin lỗi những nạn nhân từng gặp khó khăn với hệ thống công lư, sau đó giải thích về tội thù ghét, cho biết phải có tội ác xảy ra như sát hại hay tấn công người khác. Nhân viên công lực và công tố viên phải chứng minh được có thành kiến hay thù ghét khi tội ác xảy ra, c̣n phải chứng minh được thù ghét là động lực để phạm tội.
Theo bà West, trường hợp của bà Kunni có thể có nhiều lư do như nghi can bực tức v́ không được chơi bida hoặc là thù ghét thật. Bà cho hay ḿnh không muốn nghi ngờ đồng nghiệp, nhưng họ không chứng minh được sự việc đó có động lực là thù ghét.
Các tổ chức cộng đồng phải có nhiều nỗ lực giúp đỡ. (H́nh minh họa: Ed Jones/AFP via Getty Images)
Cuối cùng là bà Manjusha Kulkarni, đồng sáng lập viên của Stop AAPI Hate, tổ chức giúp đỡ các cộng đồng Á Châu tường tŕnh tội và sự việc thù ghét.
Bà cho biết nạn nhân hay người thân của nạn nhân cảm thấy họ không t́m được công lư v́ nhân viên công lực không chứng minh được tội thù ghét, không t́m cách liên lạc với Bộ Tư Pháp được.
Một lư do khác mà các thành phố không muốn chứng minh có tội thù ghét là v́ muốn giữ thể diện, không muốn người khác nghĩ thành phố là nơi đầy thù ghét.
Trước khi chấm dứt phát biểu, bà kêu gọi các cộng đồng nên mạnh dạn tường tŕnh tội thù ghét v́ hiện nay có nhiều nguồn lực để giúp đỡ như Stop AAPI Hate và nhiều tổ chức cộng đồng khác.
|
|