Phần Lan có những cuộc thi rất kỳ lạ nhưng cũng rất nổi tiếng, chẳng hạn cuộc thi ôm cây. Với ư nghĩa kết nối con người với thiên nhiên, ǵn giữ thiên nhiên, cuộc thi ngày càng được báo chí thế giới chú ư. Đă có 2 người Việt Nam vô địch Cuộc thi ôm cây thế giới tổ chức tại vùng đất quê hương ông già Noel.
Trí thức kiều bào hiến kế để Việt Nam sớm có trường đại học hàng đầu thế giới
Người Việt tại Pháp không nản ḷng, sẽ tiếp tục cùng bà Trần Tố Nga "trường kỳ kháng chiến"
.
Anh Tấn Phát và chị Huyền Minh mang cờ Việt Nam tới Cuộc thi ôm cây quốc tế. Ảnh: NVCC.
Tại Cuộc thi ôm cây quốc tế (TreeHugging World Championships) 2024 diễn ra tại Phần Lan cuối tuần qua, một ứng cử viên người Việt Nam, anh Trần Tấn Phát, 30 tuổi, đến từ TP.Hồ Chí Minh, đă được chọn là người vô địch trong số hàng chục thí sinh đến từ các nước, chủ yếu là các quốc gia Châu Âu.
Đây là một điều bất ngờ thú vị với anh Phát. Anh là thành viên đoàn Việt Nam gồm 3 người đến cuộc thi năm nay, trong đó có chị Huyền Minh (tên đầy đủ là Nguyễn Minh Huyền, sinh sống tại Hà Nội) là người vô địch cuộc thi ôm cây online năm 2023 và được Ban tổ chức mời sang tham dự cuộc thi offline tại Phần Lan.
Chị Huyền Minh là đại diện châu Á đầu tiên được chọn là người vô địch cuộc thi kỳ lạ này năm 2023. Là người đồng hành, đi để cổ vũ chị Huyền Minh, nhưng anh Tấn Phát ẵm luôn giải vô địch cuộc thi offline năm 2024 tổ chức hôm 24/8.
TreeHugging World Championships là cuộc thi Ôm cây quốc tế nổi tiếng thế giới diễn ra ở khu rừng Halipuuu thuộc vùng Lapland cực bắc của Phần Lan, nơi được coi là quê hương của ông già Noel. Hàng năm cuộc thi thu hút rất đông người tham dự từ khắp nơi trên thế giới và được nhiều kênh truyền thông đưa tin.
Cái tên HaliPuu trong tiếng Phần Lan có nghĩa là ôm (Hali) và cây (Puu). Khu rừng là tài sản của gia đ́nh Raekallio từ cả thế kỷ nay. Họ đă mua khu rừng này, chăm sóc, tạo sinh kế ở đây và có những kết nối sâu sắc với thiên nhiên, động vật hoang dă trong khu rừng, nơi đă trở thành một phần cuộc sống, tâm hồn của họ.
Đội Việt Nam cùng anh chị chủ rừng Halipuu. Ảnh: NVCC.
Chị Rita Riitta Raekallio-Wunderink, chủ sở hữu khu rừng hiện nay, cùng với chồng ḿnh là Stefan, đă khởi động Cuộc thi ôm cây vào cuối tháng 8/2020. Đó là thời điểm đại dịch Covid vẫn đang hoành hành, sau những cuộc phong tỏa hạn chế bức bối toàn cầu, gia đ́nh Rita - Stefan cảm thấy mọi người có sự khao khát mănh liệt về thiên nhiên và họ nghĩ ra cuộc thi với mong muốn kết nối con người với thiên nhiên. Ngay năm đầu tiên, cuộc thi đă thu hút hơn 12,000 người theo dơi trực tuyến.
Cuộc thi ôm cây của họ đă thành công đến mức các quy tắc của cuộc thi đă được các cuộc thi ôm cây độc lập khác trên toàn thế giới áp dụng, và những người chiến thắng của các cuộc thi này sẽ tiếp tục tranh tài tại rừng Halipuu ở Lapland - nơi mà Cục Khí tượng Phần Lan đă gọi là nơi có không khí sạch nhất thế giới.
Phần Lan có tới 70% diện tích là rừng, và 80% người dân nước này nói rằng rừng rất quan trọng với họ. Trong những bối cảnh đó, cuộc thi là một trong những cách tiếp cận mới mẻ để khuyến khích mọi người tiếp xúc, gắn bó, bảo vệ thiên nhiên. Dựa trên sự gắn kết với thiên nhiên như vậy, gia đ́nh Raekallio-Wunderin cũng t́m ra nhiều phương thức hấp dẫn thu hút khách du lịch để có nguồn quỹ thường xuyên chăm sóc, bảo vệ rừng.
Là người vô địch cuộc thi ôm cây online năm 2023, chị Huyền Minh chia sẻ: "Khi sang đây tôi thực sự rung động quá v́ không khí quá trong lành, những rừng cây tuyệt đẹp. Họ vẫn phát triển, chất lượng sống cực cao, hiện đại nhưng vẫn giữ được sự hài hoà và tôn trọng thiên nhiên".
Vừa đặt chân đến Phần Lan, chị Huyền Minh cảm nhận ngay sự thân thiết rất tự nhiên giữa con người với rừng ở Phần Lan: "Gia đ́nh anh chị chủ rừng đă nhiều đời sống tại khu rừng này và với họ, không có sự tách rời hay khác biệt giữa họ và rừng.
Bức ảnh của chị Huyền Minh đạt giải vô địch Cuộc thi ôm cây quốc tế online 2023. Ảnh: NVCC.
Luôn "cảm thấy tâm hồn ḿnh thuộc về bầu trời và những khu rừng", năm 2023, rất t́nh cờ, chị gửi dự thi bức ảnh ôm một cây thông cổ thụ trong khu rừng ở Lào Cai, với những lời chia sẻ cảm nhận riêng về những nguồn năng lượng từ sự tĩnh lặng của thiên nhiên, và giải thưởng hoàn toàn bất ngờ với chị để chị được mời tới rừng Halipuu năm nay dự cuộc thi trực tiếp.
"Một cuộc thi thực sự hài hước v́ người đến tham dự không v́ để đoạt giải mà chỉ để thể hiện t́nh yêu với thiên nhiên, kết nối và trải nghiệm những khoảnh khắc thú vị. Moi người đến từ nhiều quốc gia: Mỹ, Anh, Thuỵ Điển, Ba Lan, Tây Ban Nha, Úc, Hungary... mỗi người đều có câu chuyện của riêng ḿnh" - chị Huyền cho biết.
"Halipuu là khu rừng đă mấy trăm tuổi với những hàng thông & bạch dương cao vút, thảm thực vật dày đầy quả việt quất.. Thời tiết ở Lapland có đến 7 mùa trong năm, ban đầu mưa lạnh mọi người phải mặc raincoat, nhưng âm nhạc vui vẻ, ánh lửa cháy lách tách thơm mùi gỗ và những ánh mắt cái ôm và lời chào thân thiện khiến không gian thật ấm áp".
Cuộc thi trực tiếp có 3 phần: Thi tốc độ: Trong 1 phút cần ôm nhiều cây nhất, mỗi cây ôm tối thiểu 5 giây; T́nh yêu: Làm sao thể hiện t́nh cảm sâu lắng nhất (1 phút); và Freestyle: tự do sáng tạo, người ôm, người hát, người thủ thỉ tâm t́nh...
Đến cuộc thi không chuẩn bị trước, nhưng anh Tấn Phát đă tham gia cuộc thi rất hào hứng. Anh kể: "Nh́n giữa một rừng cây thông thẳng đứng mà mọi ng đang ôm có vẻ khô khan, tôi liền chọn một cây bạch dương chưa lớn lắm, v́ ở đấy tôi thấy sự đung đưa trong từng tán lá mềm mại như cuộc sống thi vị uyển chuyển của ḿnh. Và tất nhiên ngay lúc ấy tôi hát lên một bài mà tôi vẫn hay hát khi chu du đó đây : Em ơi!! Có bao nhiêu? Sáu mươi năm cuộc đời..."
Anh Phát dịch sang tiếng Anh cho những người bạn mới quen ư nghĩa của bài hát. Rơ ràng là cuộc sống rất ngắn ngủi cho nên phải sống hết ḿnh và tận hưởng nhiều nhất có thể. "Trong một khía cạnh nào đó mà tôi được tận hưởng ở vùng Lapland và Phần Lan này th́ chính xác đó là rừng cây và không khí sạch nhất, khi mà mỗi ngày tôi đều phải đi ra đi vào hơn tận mười lần chỉ để hít thật sâu thật nhiều cái khối khí tươi mới ấy" - anh nói.
Anh cũng chia sẻ rằng, ở Việt Nam, khó ḷng đạt được những khu dân cư nằm xen trong rừng già, nhưng chúng ta vẫn có thể thay đổi môi trường từ cái nhỏ nhất là rác thải túi nilong. "Nhiều khi ở VIệt Nam, dù là đi mua 1 vỉ thuốc nhỏ nhất chúng ta cũng được phát một túi nilong , để rồi những cái túi ấy lại theo một cách nào đó nằm trên những băi biển đẹp nhất hành tinh của chúng ta.... Cuộc thi này đă truyền cho tôi một thông điệp chúng ta nên sống hoà quyện và bảo vệ môi trường theo mỗi cách nhỏ nhất mà chúng ta có thể, để được mẹ thiên nhiên đáp lời bằng những khoảnh khắc hạnh phúc tột cùng không tên".
Giải nhất cuộc thi ôm cây online của chị Huyền Minh năm 2023, và cuộc thi offline của anh Tấn Phát năm 2024 là sự ấn tượng của Ban Tổ chức với đội thi duy nhất đến từ Châu Á, và với khát khao ǵn giữ được môi trường tốt đẹp hơn, những di sản quư giá của thiên nhiên cho hiện tại và tương lai.
VietBF@ sưu tập