Người lao động Nhật không thể nghỉ việc, phải thuê chuyên gia từ chức. Yuki Watanabe từng làm việc 12 tiếng mỗi ngày tại văn pḥng, và đó được coi là một ngày làm việc ngắn. Một ngày làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối là tối thiểu.
“Giờ muộn nhất mà tôi rời khỏi văn pḥng là 11 giờ đêm”, cô Watanabe, 24 tuổi, từng làm việc cho một số công ty viễn thông và thanh toán điện tử lớn nhất Nhật Bản, kể.
Những yêu cầu công việc căng thẳng đến mức Watanabe bắt đầu gặp các vấn đề sức khỏe. Cô bị “run chân và vấn đề về dạ dày”.
Cô biết ḿnh phải nghỉ việc, nhưng có một điều cản trở - văn hóa làm việc phân cấp nghiêm ngặt của Nhật Bản.
Việc xin nghỉ làm đúng hạn hay nghỉ phép có thể đă đủ khó khăn. Việc nộp đơn nghỉ việc c̣n khó khăn hơn.
Xin nghỉ việc có thể bị coi là hành động thiếu tôn trọng nhất trong nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, nơi mà người lao động thường gắn bó với một nhà tuyển dụng trong nhiều thập kỷ, nếu không phải suốt đời.
Trong những trường hợp cực đoan nhất, những ông chủ khó chịu sẽ xé đơn nghỉ việc và quấy rối nhân viên để buộc họ ở lại.
Watanabe không hạnh phúc với công việc trước đây; cô nói rằng người giám sát trước thường phớt lờ ḿnh, khiến cô cảm thấy tồi tệ. Nhưng cô không dám xin nghỉ việc.
“Tôi không muốn chủ lao động cũ của ḿnh từ chối đơn nghỉ việc và giữ tôi lại làm việc lâu hơn”, cô nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Nhưng Watanabe đă t́m ra cách để chấm dứt bế tắc này. Cô đă t́m đến Momuri, một công ty chuyên về nghỉ việc, từ chức giúp những nhân viên nhút nhát rời bỏ những ông chủ đáng sợ của ḿnh.
Với giá của một bữa ăn tối sang chảnh, nhiều người lao động Nhật Bản thuê các công ty đại diện này để giúp họ xin nghỉ việc, từ chức một cách nhẹ nhàng.
Ngành này đă tồn tại trước khi COVID-19 xuất hiện. Nhưng sự phổ biến của nó đă tăng lên sau đại dịch, sau nhiều năm làm việc từ xa khiến ngay cả một số nhân viên trung thành nhất của Nhật Bản cũng phải suy nghĩ lại về sự nghiệp của họ, theo các chuyên gia nhân sự.
Không có con số chính thức về số lượng công ty trợ giúp nghỉ việc đă xuất hiện trên khắp cả nước, nhưng những người điều hành chúng có thể chứng minh cho sự gia tăng nhu cầu.
Đi làm vào buổi sáng trên một con phố ở Tokyo ngày 15/2/2024. Ảnh: Getty Images.
“Tôi không thể làm việc này nữa”
Shiori Kawamata, quản lư hoạt động của Momuri, cho biết chỉ trong năm qua, họ đă nhận được tới 11.000 yêu cầu từ khách hàng.
Nằm ở Minato, một trong những quận kinh doanh sầm uất nhất của Tokyo, công ty được thành lập vào năm 2022 với một cái tên nhằm tạo sự đồng cảm với khách hàng của họ - “Momuri” có nghĩa là “Tôi không thể làm việc này nữa” trong tiếng Nhật.
Với chi phí 22.000 yên (khoảng 150 USD), hoặc 12.000 yên cho những người làm việc bán thời gian, công ty cam kết giúp nhân viên nộp đơn nghỉ việc, đàm phán với công ty của họ và đề xuất về luật sư nếu có tranh chấp pháp lư.
“Một số người đến với chúng tôi sau khi đơn nghỉ việc của họ bị xé ba lần và người sử dụng lao động không cho phép họ nghỉ việc ngay cả khi họ quỳ xuống cúi đầu”, bà Kawamata nói, đưa ra một minh chứng khác về văn hóa làm việc cung kính đă ăn sâu ở Nhật Bản.
“Đôi khi chúng tôi nhận được cuộc gọi từ những người đang khóc, hỏi chúng tôi liệu họ có thể nghỉ việc v́ lư do XYZ không. Chúng tôi nói với họ rằng điều đó là ổn và rằng nghỉ việc là quyền lao động”, bà Kawamata nói.
Một số nhân viên phàn nàn rằng sếp quấy rối họ nếu họ cố gắng xin nghỉ việc. Có sếp ghé thăm căn hộ của họ và nhấn chuông cửa liên tục, từ chối rời đi.
Có vị sếp kéo nhân viên xin nghỉ việc tới một ngôi đền ở Kyoto để nguyền rủa, bà Kawamata kể.
Bà cho biết những người t́m đến Momuri thường làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những người làm trong ngành thực phẩm là dễ bị tổn thương nhất, tiếp theo là chăm sóc sức khỏe và phúc lợi.
Chết v́ làm việc quá sức
Nhật Bản từ lâu đă có văn hóa làm việc quá sức. Nhân viên trong các ngành khác nhau phản ảnh về những giờ làm việc căng thẳng, áp lực cao từ cấp trên. Những nhà tuyển dụng kiểu này được gọi là “công ty đen”.
Giáo sư Hiroshi Ono, từ Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hitotsubashi ở Tokyo, cho biết t́nh h́nh đă trở nên nghiêm trọng đến mức chính phủ bắt đầu công bố danh sách các nhà tuyển dụng phi đạo đức để cản trở khả năng tuyển dụng của họ và cảnh báo người t́m việc về nguy hiểm khi làm việc cho họ.
“Có một số vấn đề với công ty đen, nơi điều kiện làm việc quá tệ, không có sự an toàn tâm lư và một số nhân viên có thể cảm thấy bị đe dọa”, ông Ono nói.
Hơn 370 công ty đă bị đưa vào danh sách đen bởi các văn pḥng lao động khắp Nhật Bản kể từ khi danh sách này được công bố vào năm 2017.
Nhiều thập kỷ qua, căng thẳng đă gây ra không ít trường hợp tử vong. Đây là hiện tượng “karoshi” - chết v́ làm việc quá sức.
Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, 54 người đă chết do các vấn đề về năo và tim gây ra bởi công việc và gia đ́nh được bồi thường vào năm 2022. Con số này cách đây hai thập kỷ là 160.
Nhưng số người nộp đơn khiếu nại v́ căng thẳng tâm lư do công việc đang gia tăng, tăng vọt lên 2.683 từ 341 trong cùng khoảng thời gian đó.
Một phóng viên chính trị 31 tuổi từ đài truyền h́nh quốc gia NHK tử vong vào năm 2017 sau khi bị suy tim do làm việc quá giờ kéo dài. Cô đă làm việc thêm 159 giờ trong tháng trước khi qua đời.
Năm năm sau, một bác sĩ 26 tuổi tại một bệnh viện ở Kobe đă tự tử sau khi làm việc hơn 200 giờ làm thêm trong một tháng.
Hisakazu Kato, giáo sư kinh tế tại Đại học Meiji ở Tokyo, cho biết đất Nhật Bản có các luật lao động để bảo vệ người lao động và đảm bảo rằng họ có thể tự do xin nghỉ việc. “Nhưng đôi khi bầu không khí ở nơi làm việc khiến việc đó trở nên khó khăn”, ông nói.
Văn hóa làm việc của giới trẻ đang thay đổi
Vậy tại sao những công ty chuyên trợ giúp nghỉ việc chỉ xuất hiện trong những năm gần đây? Theo các chuyên gia, lư do là cách tiếp cận công việc của giới trẻ đang thay đổi.
“Khi một bên không hài ḷng, bạn có thể kết thúc bằng một cuộc ly hôn. Nhưng như một cuộc ly hôn, không ai hoàn toàn vô can, phải không?”, giáo sư Ono nói.
Khi Nhật Bản đang đối mặt với t́nh trạng thiếu lao động do dân số già nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm, giới trẻ hiện có tiếng nói hơn trên thị trường so với thế hệ trước.
Nhiều người trong số họ không c̣n theo quan điểm của các thế hệ trước rằng một người nên làm bất cứ điều ǵ được yêu cầu bất kể tính chất công việc. Theo ông Ono, khi không đạt kỳ vọng, họ sẽ không ngần ngại từ chức, xin nghỉ việc.
Nhưng điều đó không có nghĩa là người trẻ muốn bước vào văn pḥng của sếp và xin nghỉ việc trong một cuộc đối đầu hoành tráng - họ thích để bên thứ ba xử lư việc này.
“Tôi nghĩ rằng giới trẻ ngày nay không muốn đối đầu hơn”, vị chuyên gia nói, lưu ư rằng nhiều người đă bị mất đi sự tương tác xă hội tại nơi làm việc do COVID. Kết quả là, nhân viên trẻ thích nghỉ việc mà không phải tiếp xúc trực tiếp với sếp của họ.
Nhưng giáo sư Ono gợi ư rằng, tốt hơn hết là nên thảo luận và không nên đoạn tuyệt với công ty bằng cách sử dụng dịch vụ xin nghỉ việc.
Bà Kawamata đồng ư phần nào. “Chúng tôi thực sự nghĩ rằng dịch vụ trợ giúp nghỉ việc của chúng tôi nên biến mất khỏi xă hội và chúng tôi mong điều đó. Chúng tôi nghĩ rằng tốt nhất là mọi người có thể tự nói với sếp của ḿnh, nhưng khi nghe những câu chuyện kinh dị từ khách hàng của chúng tôi, tôi nghĩ rằng công việc kinh doanh của chúng tôi sẽ không biến mất trong thời gian tới”, bà nói.