Người phụ nữ bỗng mắc ung thư gan, bác sĩ trách: Tiết kiệm kiểu này chỉ có ung thư
Tiết kiệm là tốt nhưng tiết kiệm sai cách có thể khiến chúng ta trả giá rất đắt, thậm chí tính mạng nguy hiểm v́ ngộ độc hoặc ung thư.
Một người phụ nữ ngoài 50 tuổi (Đài Loan, Trung Quốc) đă phải nhận “án tử” ung thư gan cho sai lầm khi tiết kiệm thực phẩm của ḿnh. Theo bà kể lại, từ nhỏ tới lớn chưa từng uống một giọt rượu nào, cũng không bao giờ hút thuốc. Khoảng 6 năm trước, bà phát hiện ḿnh mắc bệnh tiểu đường và từ đó càng cố gắng sống lành mạnh hơn.
Hai tháng trở lại đây, bà thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, làn da sạm hẳn đi, thường xuyên chán ăn. Đôi lúc bà cảm thấy đau ở vùng bụng trên bên phải, sốt nhẹ dai dẳng về đêm. Cho rằng những khó chịu này là do bệnh tiểu đường trở nặng, bà quyết định tới bệnh viện thăm khám. Thật không ngờ, bác sĩ khuyên bà đi kiểm tra gan và phát hiện ung thư.
Người phụ nữ bất ngờ phát hiện ung thư gan dù luôn sống lành mạnh, tránh xa bia rượu (Ảnh minh họa)
Bác sĩ chuyên khoa gan mật và tiêu hóa Wang Weidi (Đài Loan, Trung Quốc) là người điều trị cho bà. Ông cho biết: “Bệnh nhân không bị viêm gan, xơ gan hay gan nhiễm mỡ. Bệnh tiểu đường cũng luôn được kiểm soát tốt thông qua dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt. V́ vậy, khi phát hiện khối u ác tính trên 2cm ở gan ngoài bản thân bệnh nhân th́ chúng tôi cũng khá bất ngờ.
Sau khi t́m hiểu kỹ hơn về lối sống của bệnh nhân, chúng tôi cuối cùng cũng t́m ra thủ phạm. Hóa ra, bệnh nhân chọn đúng loại thực phẩm nhưng lại ăn nó sai cách. Thường xuyên ăn các loại ngũ cốc như ngô, lạc… và hạt để cải thiện sức khỏe nhưng khi chúng bị nấm mốc th́ vẫn ăn v́ tiết kiệm. Thậm chí cơm thừa mốc nhẹ bà vẫn sẽ cố gắng chế biến để có thể ăn. Thói quen này duy tŕ trong thời gian dài khiến độc tố aflatoxin trong thực phẩm mốc xâm nhập vào cơ thể và gây ung thư gan”.
Wang Weidi nhắc nhở thêm rằng, aflatoxin là chất ung thư cấp độ 1 được WHO cảnh báo nhiều lần nhưng lại rất dễ tồn tại xung quanh chúng ta. Không chỉ trong thực phẩm mốc mà c̣n có trong các vật dụng xuất hiện nấm mốc. Đặc biệt là trong nấm mốc từ các thực phẩm quen thuộc như: ngũ cốc, các loại hạt, gia vị… hoặc trong đũa, thớt bằng tre/gỗ bị nấm mốc. Trong khi rất nhiều gia đ́nh có thói quen tiết kiệm mà không vứt bỏ thực phẩm, vật dụng này khi có nấm mốc.
Y tá Tan Dunci thuộc Khoa độc chất lâm sàng của Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) bổ sung thêm rằng: “Aflatoxin độc gấp 68 lần thạch tín asen và gấp 100 lần so với kali xyanua. Ngoài ung thư, một lượng rất nhỏ cũng có thể gây ngộ độc, tử vong do suy gan, suy thận cấp.
Nguy hiểm nhất là nó hoạt động rất bền bỉ với nhiệt, không bị phân huỷ khi đun nấu, hấp, luộc với nước sôi. Khi chúng ta loại bỏ phần nấm mốc th́ cũng không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn độc tố có trong thực phẩm. Chất độc aflatoxin cùng nhiều độc tố khác có thể đă lan ra toàn bộ thực phẩm. Tốt nhất là vứt bỏ chứ không ăn phần không nấm mốc. Với đũa hay thớt mốc, không thể làm làm sạch hoàn toàn và an toàn nhất nhất là thay mới”.
VietBF@ Sưu tập