03/10/2024 |
Giới quan sát quốc tế đánh giá, Tổng Bí thư Tô Lâm không giống với người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng. Tờ báo The Economis đă “huỵch toẹt” rằng, Tô Lâm là một chính khách thực dụng, thích Chủ nghĩa Tư bản, và là người thích hưởng thụ.
Người ta không hiểu lí do v́ sao, sau chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm, quan hệ Việt – Trung đă xấu đi nhanh chóng? Điều đó thể hiện rất rơ trong thái độ của Bắc Kinh đối với ngư dân Việt Nam, trên Biển Đông.
Gần đây, truyền thông nhà nước liên tiếp đưa tin, về việc, lực lượng Hải cảnh Trung Quốc tấn công các tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngăi, ở gần quần đảo Hoàng Sa, khiến 10 ngư dân bị thương.
Ông Phùng Bá Vương, Chủ tịch xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi, cho biết:
“Ngày 29/9, tàu cá QNg-95739-TS đánh bắt hải sản hợp pháp ở quần đảo Hoàng Sa, đă bị tàu của Trung Quốc mang số hiệu 101 truy đuổi, và tiếp cận tàu bằng 3 ca nô, với khoảng hơn 30 người có trang bị hung khí. Khi tiếp cận được tàu cá, những người này lên tàu đánh đập dă man ngư dân, làm 4 người bị thương tích nặng, và lấy toàn bộ trang thiết bị trên tàu và hải sản ngư dân đánh bắt được.”
Vụ việc vừa kể đă được Thông Tấn Xă Việt Nam loan tin, nhưng ngay sau đó, bản tin đă được rút xuống mà không rơ lư do. Trong khi, một số báo chí nhà nước, vào trưa 1/10, vẫn đưa tin phỏng vấn những nạn nhân, nhưng không đề cập đến quốc tịch của “tàu lạ”.
Báo Kinh tế Đô thị cho hay: “khoảng 6 tấn hải sản của ngư dân đánh bắt được đă bị lấy đi, và hầu hết dụng cụ trên tàu bị đập phá. Nhóm người lạ hung hăn kia chỉ chừa lại một máy định vị, để các ngư dân quay về bờ. Tổng thiệt hại ban đầu ước chừng khoảng 300 triệu đồng”.
Theo giới phân tích, khu vực Đông Nam Á đang trở thành khu vực trọng điểm, trong chiến lược đầu tư và ngoại giao của Ban lănh đạo Bắc Kinh. Trong khi, đa số các quốc gia trong khu vực có thái độ “thiện chí” ủng hộ Trung Quốc, như Singapore, Malaysia…, kể cả Thái Lan – vốn là một đồng minh của Mỹ. Nhưng lănh đạo Việt Nam, Philippines… lại tỏ ra “cứng đầu”. Đó là lư do, Ban lănh đạo Việt Nam được cho là đang chịu áp lực từ sự “giằng kéo” giữa Bắc Kinh và Washington.
Trong bối cảnh Bắc Kinh cố t́nh tạo ra sự gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, không chỉ với Hải quân Philippines, mà c̣n “gây hấn” với Việt Nam.
Ở phía tây Việt Nam, Bắc Kinh duy tŕ quan hệ quân sự sâu rộng với Campuchia và Lào, đẩy Ban lănh đạo Hà Nội vào thế “tứ bề thọ địch”, khó có lối thoát, nếu xảy ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Theo giới quan sát, việc quân đội Trung Quốc phóng tên lửa xuyên lục địa có khả năng bắn đến Hoa Kỳ, trước cuộc hội đàm giữa người đứng đầu nhà nước Việt Nam – Tổng Bí thư Tô Lâm, và Tổng thống Mỹ Joe Biden, vào ngày 25/9, là bằng chứng khó có thể bác bỏ.
Chưa kể đến các diễn biến trong chính trường Việt Nam gần đây, khi cơ quan ngoại giao của Trung Quốc đă “đổ dầu vào lửa”, trong vụ kênh truyền h́nh Quốc pḥng Việt Nam đă đăng tải một video phóng sự, về một cuộc “cách mạng màu” trong tưởng tượng, do Đại học Fulbright Việt Nam dẫn đầu.
Sau khi đăng tải phóng sự nói trên một thời gian, kênh truyền h́nh Quốc pḥng Việt Nam đă xóa video. Tuy nhiên, ngày 11/9, tài khoản Facebook của Tổng Lănh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng, đă đăng tải lại video vừa kể.
Chưa rơ, v́ sao Tổng Lănh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng đăng tải lại video “nhạy cảm” nói trên? Nhưng có lẽ, đó là một trong những dấu hiệu cho thấy, mối quan hệ Việt – Trung đă và đang xấu đi nhanh chóng, liên quan đến chuyến công du Mỹ của ông Tô Lâm?
|
|